13:12 ngày 16/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Hà Nội sẽ tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt

10:28 16/09/2019

(THPL) - Thành phố Hà Nội sẽ nghiên cứu và tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt trên nhiều tuyến đường, như trục Nguyễn Trãi - Trần Phú, Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt, Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự, Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm...

Theo báo điện tử Infonet, Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành kế hoạch “Thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020” với mục tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng chiếm 20-25% (trong đó đường sắt đô thị từ 1-3%).

Theo đó, Thành phố Hà Nội sẽ nghiên cứu và tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt trên nhiều tuyến đường, trong đó có trục Nguyễn Trãi - Trần Phú.

Trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú dự kiến sẽ có đường dành riêng cho xe buýt. (Ảnh: Internet)

Ngoài trục Nguyễn Trãi - Trần Phú (đoạn từ ngã tư Sở đến cầu Trắng - Hà Đông) dài 5km, các tuyến đường dự kiến tách làn riêng cho xe buýt gồm: tuyến Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt 4,7km; tuyến Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự 5,9km; tuyến Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm 9,6km.

Để hoàn thành mục tiêu vận chuyển 20- 25% khách công cộng, Thành phố đề ra các giải pháp: Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào; Xây dựng lộ trình giảm dần tiến tới dừng hoạt động xe máy tại các quận vào năm 2030, rà soát điều chỉnh bổ sung đề án “Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030”.

Ngoài ra, Thành phố cũng đặt ra mục tiêu, đưa vào vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông) dự kiến trong năm 2019. Đối với tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội thí điểm đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sẽ đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao vào tháng 04/2021, và đưa vào khai thác, vận hành toàn tuyến vào tháng 12/2022.

Song song với đó, Thành phố sẽ  tiếp tục mở rộng vùng phục vụ của mạng lưới tuyến tới các khu vực ngoại thành, các trung tâm phát sinh nhu cầu (đô thị mới, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khu công nghiệp, chung cư,...).

Dự kiến số lượng tuyến buýt mở mới đến năm 2020 từ 46 đến 51 tuyến. Cụ thể, năm 2019 sẽ mở mới 21 tuyến, năm 2020 mở mới từ 25 đến 30 tuyến. Ngoài ra, sẽ phát triển thêm các tuyến buýt kế cận để giảm phương tiện cá nhân từ các tỉnh lân cận vào Thành phố.

Theo Vnexpress, Hà Nội hiện chỉ có một tuyến đường dành riêng cho xe buýt thường, bắt đầu từ điểm trung chuyển xe buýt Long Biên đến nút giao cắt Thanh Niên - Nghi Tàm - Yên Phụ. Tuyến đường dài 1,3 km, đưa vào sử dụng năm 2014.

Trước đó năm 2008, làn đường đầu tiên dành cho xe buýt ở Hà Nội được khai trương trên tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần Phú (đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Trắng). Tuy nhiên sau đó để phục vụ thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, làn đường dành riêng cho xe buýt bị xoá bỏ.

Ngoài ra, cuối năm 2016, Hà Nội khai trương tuyến khai buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa với quãng đường khoảng 14,7 km từ Kim Mã xuống Yên Nghĩa với làn đường ưu tiên. Tuy nhiên, tuyến BRT này cũng có nhiều đoạn BRT đi chung với các phương tiện giao thông khác.

Tuyến BRT số hai Kim Mã - Hoà Lạc được lên kế hoạch mở vào năm 2017 sau đó được thay thế bằng xe buýt thường.

Minh Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu