Giá lương thực, thực phẩm góp phần đẩy CPI tháng 9 tăng 0,29%
(THPL) - Giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão; một số địa phương thực hiện tăng học phí; giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong mức tăng 0,29% của CPI tháng 9 so với tháng trước, có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Nhóm giáo dục tăng mạnh nhất 2,09%, trong đó giá dịch vụ giáo dục tăng 2,33% do một số địa phương điều chỉnh học phí áp dụng cho năm học 2024-2025, bên cạnh đó tháng 9 là thời điểm bắt đầu năm học mới nên nhu cầu với các mặt hàng đồ dùng học tập tăng.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có tăng 0,92%, giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình… cùng tăng. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu gạo tăng cao tại một số địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3, số 4 và hoàn lưu bão.
Rau, củ, quả cũng tăng giá do một số loại đã vào cuối vụ, thời tiết mưa, bão, ngập lụt tại nhiều địa phương ảnh hưởng đến nguồn cung.

Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,52% khi giá thuê nhà, điện, nước sinh hoạt, gas cùng tăng. Các nhóm còn lại như hàng hóa và dịch vụ khác; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình; bưu chính viễn thông; thuốc và dịch vụ y tế; đồ uống và thuốc lá… tăng nhẹ.
Giao thông có chỉ số giá giảm 2,77%, góp phần giảm CPI chung 0,27%, chủ yếu do giá dầu diesel, giá xăng trong nước giảm do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng. Giá nhiên liệu giảm cũng kéo giá vận tải hành khách đồng loạt giảm.
Bên cạnh đó, yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 9 tháng năm 2024 là: Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông 9 tháng năm 2024 giảm 1,19% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đưa ra thị trường sau một thời gian.
Lạm phát cơ bản tháng 9/2024 tăng 0,27% so với tháng trước, tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,69% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,88%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Tuấn Kiệt (t/h)
Tin khác
Dự báo thời tiết ngày 17/4: Cả nước nắng nóng, nhiều nơi trên 37 độ C
Thanh Hóa: Triệt phá đường dây sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh giả quy mô lớn
Quảng Ninh: Tiếp nhận hơn 4,4 tỷ đồng ủng hộ người khuyết tật và trẻ mồ côi
Bộ Công Thương sẽ xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại
Nông sản Việt có thêm “giấy thông hành” vào Trung Quốc
Cả nước bắt đầu đón đợt nắng nóng diện rộng từ ngày mai
Dự báo giá xăng giảm tiếp trong kỳ điều hành ngày mai 17/4
(THPL) - Dựa vào diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp nhận định, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày...16/04/2025 15:43:08Nữ sinh thủ khoa 3 lần và niềm đam mê giải quyết các vấn đề xã hội
(THPL)- Đạt hơn 28 điểm thi đại học, ít ai biết rằng cô bạn lại lựa chọn thi cả 2 khối D78 và C00, tức bao gồm 6 môn thi tổ hợp. Nguyễn Bích...15/04/2025 14:39:00Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường quản lý chống gian lận xuất xứ hàng hóa
(THPL) - Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu chỉ đạo các cơ quan, tổ chức cấp C/O tăng cường công tác cấp và kiểm tra C/O, đặc biệt...16/04/2025 16:22:44Thanh Hóa: Án chung thân cho môi giới bất động sản lừa đảo hơn 81 tỷ đồng
(TH&PL) - “Nổ” có nhiều mối quan hệ quen biết rồi đưa ra những thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 36 nạn nhân...16/04/2025 18:04:39