22:04 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam xác lập đỉnh cao mới

15:03 29/01/2018

(THPL) - Trong tháng đầu năm 2018, thị trường tiêu thụ gạo Việt có nhiều thuận lợi, đặc biệt, giá gạo xuất khẩu của nước ta đang xác lập đỉnh cao mới khi vượt qua cả gạo Thái Lan.

Theo báo VTV, hiện nay không khí chung tại các nhà máy gạo ở ĐBSCL rất tất bật. Theo đó, ngoài việc đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đã ký kết với những thị trường truyền thống, các doanh nghiệp còn chuẩn bị đơn hàng xuất khẩu vào nhiều thị trường mới.

giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
Giá gạo xuất khẩu của nước ta xác lập đỉnh cao mới khi vượt qua cả gạo Thái Lan. Ảnh minh họa: Internet

Đáng chú ý, hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn gạo của Thái Lan, Ấn Độ từ 100 - 150 USD/tấn. Theo các doanh nghiệp, ngoài việc nguồn cung không đủ cầu, yếu tố giúp gạo nước ta xác lập kỷ lục như vậy là nhờ những cải thiện tích cực về chất lượng sản phẩm.

Theo báo Trí thức trẻ, trước đó, chỉ trong 20 ngày đầu tháng 1/2018, giá gạo của ba nước xuất khẩu lớn nhất thế giới tăng khoảng 5-10%, theo đó gạo đồ 5% tấm của Việt Nam tăng mạnh nhất, thêm 30 - 35 USD/tấn lên 420 - 430 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu tăng kéo giá trong nước tăng theo. Tại khu vực ĐBSCL, giá lúa gạo nguyên liệu nhìn chung tăng khoảng 350-650 đồng/kg từ đầu năm đến nay.

Theo các thương lái thu mua lúa, giá lúa liên tục giữ ở mức cao ngoài việc cung không đủ cầu còn nhờ những tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu. Triển vọng tình hình xuất khẩu trong thời gian tới được dự báo sẽ có nhiều thuận lợi, khi một số thị trường lớn có thể sẽ có nhu cầu  nhập khẩu gạo, trong khi nguồn cung từ Thái Lan năm 2018 dự báo sẽ giảm so với năm trước.

Năm 2018, các doanh nghiệp kỳ vọng, xuất khẩu gạo của nước ta sẽ vượt xa con số gần 6 triệu tấn về kim ngạch và hơn 2,5 tỷ USD về giá trị mà ngành gạo đã đạt được trong năm 2017.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu