Gặp nghệ nhân tạo hình rối nước duy nhất còn lại ở TP Hồ Chí Minh
Hơn 20 năm qua, ông Phùng Quang Oánh ( 46 tuổi, ngụ tại Q.7 – TP.HCM) là người duy nhất ở TP. Hồ Chí Minh tạo hình hàng ngàn nhân vật rối nước, phục vụ cho các gánh diễn trong Nam, ngoài Bắc.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Khoảng sân nhỏ chưa đầy 20 m2 tại hẻm 502, đường Huỳnh Tấn Phát ( Q.7 – HCM) là cơ sở của nghệ nhân Phùng Quang Oánh. Với ông, nghề tạo hình rối nước đã đi vào máu, chảy trong từng huyết quản của con người ông, cho dù nghệ thuật truyền thống dân gian này đang dần mai một.
Ông Oánh sinh ra trong một gia đình thuần nông ở huyện Chương Mỹ (Hà Tây cũ, nay là Hà Nội). Khi đang là sinh viên Ngành điêu khắc của trường Cao đẳng Nhạc họa Trung ương Hà Nội, ông cùng với một số người bạn thường lui tới các làng như Đào Thục ở huyện Thụy Lâm ( Hà Nội), làng Thanh Hà ( Hải Dương). Đây là cái nôi của nghệ thuật múa rối nước ở xứ kinh kỳ xưa, giúp ông học hỏi kinh nghiệm về nghệ thuật tạo hình nhân vật rối nước, tiêu khiển hay thu thập các trò rối, vở rối.
Ông cho biết:“Đất kinh kỳ xưa kia được xem như cái nôi của nghệ thuật rối nước với những vở diễn gần gũi mô tả những sinh hoạt hằng ngày như đánh cá, chăn vịt, úp lơm, đua thuyền, chọi trâu...hay vỡ diễn nhân vật lịch sử như Phùng Hưng đánh hổ, Lê Lợi trả gươm... được xem là đặc sản của nghệ thuật văn hóa dân gian”.
Năm 1984, khi vừa mới ra trường ông quyết định mở xưởng tạo hình rối nước. Nhưng những người trẻ như ông Oánh lúc bây giờ không đủ tiềm năng để cạnh tranh với các gánh diễn và các cơ sở chế tác nổi tiếng khác. Năm 2007, ông quyết định Nam tiến, hành trang mang theo là niềm đam mê nghệ thuật tạo hình rối nước. Ông Oánh nhớ lại “Hồi tôi mới vào, nghệ thuật múa rối nước cũng có phát triển nhưng không thể phổ biến như ngoài Bắc. Ở đây chỉ có một vài trung tâm ca múa nhạc nhỏ lẻ, rất ít khi tổ chức vì kén người xem, vì thế cái nghề nghệ thuật tạo hình rối này cũng ế ẩm lắm”.
Để phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước xem loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này, các trung tâm Rồng Vàng, múa rối nước Sài gòn, nhà hát nghệ thuật Phương Nam... thường tìm đến cơ sở của nghệ nhân Phùng Quang Oánh để đặt hàng các các nhân vật rối trong các trò diễn, vở kịch.
Ông Oánh cho biết: “Chất liệu để làm một con rối thường là chọn gỗ sung vì nhẹ và ít bị nứt”. Còn nghệ thuật tạo hình rối nước không khó những cũng không phải dễ. Muốn tạo một nhân vật thì phải hiểu lịch sử văn hóa dân gian, từ trang phục đến các đạo cụ kèm theo. Ngoài ra, tùy theo từng vai diễn của nhân vật để điêu khắc cho có hồn. Vua ra vua, Tướng ra tướng, thằng hề ra thằng hề… Không phải là chuyện dễ”. - Ông Oánh cho biết thêm.
Theo ông Oánh, điểm đặc trưng nữa của nghệ múa rối nước là các nhân vật phải di chuyển và cử động linh hoạt. "Để làm được điều đó, phải tính toán chi tiết ráp máy các bộ phận lại với nhau qua các khớp nối"cho khi đưa xuống nước, con rối có thể linh hoạt biểu diễn tất cả các động tác nhuần.
Để có một nhân vật rối hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn và công phu. Nhưng thu nhập lại bấp bênh. Ông Oánh cho biết: Tùy theo trò diễn mà người ta đặt theo từng nhân vật. Thông thường, mỗi trò biểu diễn từ 5 – 10 con. Tùy theo hình dáng và kích thước mà con rối có số tiền dao động từ 300.000 – 1.000.000 đồng/nhân vật.
Ông Oánh tâm sự: “Vì đam mê từ nhỏ như thấm vào máu, không thể bỏ được. Vả lại, đây là một phần của nghệ thuật múa rối nước dân gian, tôi muốn giữ nghề như để bảo tồn. Nếu nói sống riêng về nghề làm con rối thì kinh tế chỉ đủ nuôi sống gia đình. Ngoài công việc này, tôi còn nhận làm thêm một số công việc khác như nhận trùng tu các công trình kiến trúc cổ như chùa chiền, đền thờ …”
Ngoài ra, để lưu giữ và bảo tồn loại nghệ thuật truyền thống dân gian này, ông cùng với một số bạn bè đã tự lập mô hình sân khấu nhỏ để lưu diễn đến tận từng gia đình qua các buổi sinh nhật, tiệc mừng…một nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng đến một đặc sản nghệ thuật văn hóa dân gian đang dần mai một.
Theo Infonet.vn
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt