Dự kiến cấm các phương tiện lưu thông trên cầu Thăng Long từ ngày 6/8
(THPL) - Mới đây, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa góp ý về phương án tổ chức giao thông phục vụ dự án sửa chữa cầu Thăng Long do Bộ Giao thông Vận tải triển khai.
Tin liên quan
- Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
» Sân bay Nội Bài gặp sự cố khi đang tiến hành nâng cấp, sửa chữa
» Hà Nội dành 22 tỷ đồng sửa chữa đường gom đại lộ Thăng Long
» Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng: Sửa chữa mặt cầu Bạch Đằng từ ngày 14 - 30/5
Dự kiến, thời gian sửa chữa hư hỏng mặt cầu Thăng Long bắt đầu từ ngày 6/8 và sẽ cấm tuyệt đối các phương tiện lưu thông trong thời gian sửa chữa.
Từ ngày 15 đến 25/7 cơ quan chức năng sẽ lắp đặt hệ thống biển báo, sau đó tổ chức phân luồng tạm 10 ngày (từ 25/7 đến 5/8) để theo dõi, điều chỉnh.
Từ ngày 6/8, các phương tiện sẽ bị cấm lưu thông trên tầng 2 cầu Thăng Long. Tại tầng 1, tầu hỏa lưu thông với tốc độ ≤ 5 km/h, các phương tiện môtô, xe máy, xe thô sơ lưu thông bình thường.
Để đảm bảo nhu cầu đi lại trong thời gian sửa chữa cầu (dự kiến 5 tháng), Sở Giao thông Vận tải đưa ra phương án tổ chức giao thông cho từng loại hình phương tiện.
Theo báo VTV cho hay, phương án phân luồng giao thông cho từng loại phương tiện trong thời gian thi công sửa chữa cầu Thăng Long được Sở GTVT dự kiến như sau:
- Các phương tiện xe tải (có khối lượng toàn bộ ≥1,25 tấn) và xe khách ≥ 16 chỗ ngồi đi từ các tỉnh phía Bắc có nhu cầu qua cầu Thăng Long đến khu vực phía Nam cầu Thăng Long đi theo các hướng: từ đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, QL5, QL18, QL1, QL2, QL2C, QL3, đường Hồ Chí Minh, đi qua cầu Thanh Trì hoặc cầu Vĩnh Thịnh, đi đường vành đai 3 trên cao.
- Các phương tiện xe tải (có khối lượng toàn bộ ≥ 1,25 tấn) và xe khách ≥ 16 chỗ ngồi, đi từ các tỉnh phía Nam có nhu cầu qua cầu Thăng Long đến khu vực phía Bắc cầu Thăng Long đi theo các hướng: Từ QL32, QL6, đường Hồ Chí Minh, QL1, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, QL21, qua cầu Vĩnh Thịnh hoặc cầu Thanh Trì hoặc cầu Hưng Hà (đường nối đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), đi QL2, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài hoặc QL1, QL5, QL5 kéo dài, QL38, QL39, đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng, QL1, QL5, QL5 kéo dài, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài...
- Đối với các phương tiện xe khách tuyến cố định liên tỉnh có điểm đầu, điểm cuối tại các bến xe trên địa bàn TP Hà Nội: Tổng số 924 chuyến/ngày có điểm đầu, cuối đi và đến các bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Sơn Tây có lộ trình qua cầu Thăng Long và ngược lại đi theo hướng Phạm Văn Đồng - Tân Xuân - An Dương Vương - Cầu Nhật Tân và ngược lại.
Cấm tuyệt đối xe khách liên tỉnh chạy xuyên tâm thành phố trên đường Vành đai 3 và cầu Thăng Long. Các tuyến trên đi theo phương án phân luồng giao thông từ xa của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và thông báo cho Sở GTVT các tỉnh chỉ đạo thực hiện.
Đối với các phương tiện xe hợp đồng chở công nhân có lộ trình qua cầu Thăng Long và ngược lại đi theo hướng Phạm Văn Đồng - đường Đỗ Nhuận, đường DT1, (Khu đô thị Tây Hồ Tây - Ngoại giao đoàn) - đường Võ Chí Công đi Cầu Nhật Tân và ngược lại.
- Đối với các phương tiện xe tải, để đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng đến nhu cầu, đời sống dân sinh tại khu vực phía Nam và phía Bắc cầu Thăng Long, cho phép các loại phương tiện xe tải lưu thông theo giờ trên đường Phạm Văn Đồng - Tân Xuân - An Dương Vương - Cầu Nhật Tân và ngược lại.
+ Ngoài giờ cao điểm (từ 19h30 đến 06h và từ 09h đến 16h30 hàng ngày): Xe tải có khối lượng toàn bộ từ 1,25 tấn đến 10 tấn;
+ Từ 21h đến 06h ngày hôm sau: Xe tải có khối lượng toàn bộ từ trên 10 tấn đến 24 tấn hoặc dưới 3 trục.
Cấm xe tải có khối lượng toàn bộ trên 24 tấn hoặc trên 4 trục, xe chở container, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe đầu kéo kéo sơ mi rơ mooc, xe quá tải trọng lưu thông trên tuyến đường trên.
- Đối với các phương tiện xe con, xe tải (có khối lượng toàn bộ <1,25 tấn) có lộ trình qua cầu Thăng Long và ngược lại đi theo hướng Phạm Văn Đồng đi các đường (Hoàng Quốc Việt, Đỗ Nhuận, đường DT1 (Khu đô thị Tây Hồ Tây - Ngoại giao đoàn), đường Nguyễn Hoàng Tôn) ra đường Võ Chí Công để đi Cầu Nhật Tân và ngược lại.
Xe con, xe tải (có khối lượng toàn bộ <1,25 tấn) sẽ theo hướng Phạm Văn Đồng đi các đường Hoàng Quốc Việt, Đỗ Nhuận, DT1 Khu đô thị Tây Hồ Tây - Ngoại giao đoàn, Nguyễn Hoàng Tôn để ra đường Võ Chí Công đi Cầu Nhật Tân và ngược lại.
Xe khách tuyến cố định liên tỉnh có điểm đầu, điểm cuối tại các bến xe trên địa bàn Hà Nội (tổng số 924 chuyến/ngày) và đến các bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Sơn Tây đi theo hướng Phạm Văn Đồng - Tân Xuân - An Dương Vương - Cầu Nhật Tân và ngược lại.
Xe hợp đồng chở công nhân đi theo hướng Phạm Văn Đồng - Đỗ Nhuận, DT1, (Khu đô thị Tây Hồ Tây) - Võ Chí Công đi Cầu Nhật Tân và ngược lại.
Xe tải có khối lượng toàn bộ ≥1,25 tấn và xe khách ≥ 16 chỗ được phân luồng từ xa theo các hướng từ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, các quốc lộ 5, 18, 1, 2, 2C, 3, đường Hồ Chí Minh, đi qua cầu Thanh Trì hoặc cầu Vĩnh Thịnh, đi đường Vành đai 3 trên cao...
Sở Giao thông Vận tải cũng tính toán, các tuyến xe buýt qua cầu Thăng Long do điều chỉnh lộ trình nên phát sinh tổng số khoảng trên 11,5 triệu km, chi phí dự kiến tăng thêm trên 30 tỷ đồng.
Trước đó (tháng 6/2020) lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho hay cơ quan này đang đấu thầu lựa chọn nhà thầu sửa chữa cầu Thăng Long. Dự kiến công tác chấm thầu sẽ hoàn tất vào tháng 7 và dự án sẽ được khởi công ngay.
Theo báo Vnexpress, cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng là công trình ghi dấu mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên Xô, nối liền các tỉnh phía Bắc với thủ đô Hà Nội. Cầu được các chuyên gia Nga thiết kế và xây dựng từ năm 1974, hoàn thành cuối năm 1985.
Sau hơn 20 năm sử dụng, cầu Thăng Long bị hư hỏng bề mặt, lớp dính bám giữa bê tông nhựa và lớp chống thấm trên bản mặt thép bị suy giảm, gây trượt, tạo các vết nứt ngang, nứt xiên, dồn cục bê tông nhựa trên mặt cầu. Mặc dù đã được sửa chữa lớn 2 lần và duy tu thường xuyên, tình trạng xuống cấp thường xuyên xảy ra.
Theo Sở GTVT Hà Nội cho biết, đây mới là phương án dự kiến được trình UBND TP Hà Nội để thống nhất với Bộ GTVT, sau khi có phương án cuối cùng sẽ triển khai thực hiện.
Dự kiến, trong 10 ngày đầu sẽ thực hiện thí điểm, sau đó triển khai thực hiện triệt để. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có bất cập về tổ chức giao thông, Tổng cục đường bộ Việt Nam phối hợp với liên ngành Sở GTVT - CATP chủ động xử lý, điều chỉnh kịp thời, nhằm hạn chế thấp nhất ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông.
Bảo An (tổng hợp)
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt