01:25 ngày 30/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

3 kịch bản cho thương mại Việt Nam trong năm 2024

21:45 02/04/2024

(THPL) - Với những diễn biến kinh tế thuận lợi, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa năm 2024 ước đạt 790,56 tỷ USD, tăng 16,08% so với năm 2023, xuất siêu 27,16 tỷ USD.

Tại Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2023: “Chuyển đổi số với phát triển bền vững” được trường Đại học Thương mại công bố ngày 2/4 đã đưa ra 3 kịch bản với thương mại Việt Nam trong năm 2024. 

Theo đó, ở kịch bản cơ sở là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất. Với kịch bản cơ sở, các dự báo chỉ tiêu sẽ ở mức phù hợp với xu hướng phục hồi kinh tế và các giả thiết bên ngoài đã đặt ra. Tăng trưởng GDP Việt Nam đạt mức tăng 5,78% năm 2024 và GDP bình quân đầu người theo USD đạt khoảng 4.607 USD/người/năm. Với kịch bản này, chỉ số CPI bình quân năm 2024 so với cùng kỳ khoảng 3,71%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 760,15 tỷ USD, tăng 11,62% so với năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng 10,84%; nhập khẩu tăng 12,46%.

Kịch bản tăng trưởng cao, đây là kịch bản cũng có thể xảy ra nếu những diễn biến sắp tới về địa chính trị trên thế giới tích cực hơn. Diễn biến kinh tế trong nước có nhiều thuận lợi. Kinh tế của các nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam phục hồi tích cực, thúc đẩy sản xuất trong nước.

Trong kịch bản này, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 6,21% năm 2024 và GDP bình quân đầu người theo USD đạt khoảng 4.659 USD/người/năm. Chỉ số CPI bình quân năm 2024 so với cùng kỳ khoảng 4,23%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 790,56 tỷ USD, tăng 16,08% so với năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng 15,28%; nhập khẩu tăng 16,95%.

Dự báo 3 kịch bản với thương mại Việt Nam trong năm 2024. Ảnh minh hoạ

Với kịch bản tiêu cực, khi những diễn biến phức tạp của địa chính trị, kinh tế thế giới cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục khiến kinh tế thế giới rơi vào khó khăn. Kinh thế trong nước bị nhiều tác động tiêu cực và cộng thêm với những vấn đề nội tại của nền kinh tế có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt thấp trong năm 2024.

Theo đó, với kịch bản này, tăng trưởng năm 2024 được dự báo ở mức tăng 5,21% và GDP bình quân đầu người theo USD đạt khoảng 4.556 USD/người/năm. Chỉ số CPI bình quân năm 2024 so với cùng kỳ khoảng 3,34%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 737,35 tỷ USD, tăng 8,27% so với năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng 7,52%; nhập khẩu tăng 9,08%.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý 1/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, số liệu xuất nhập khẩu trong quý đầu tiên của năm mới đạt được khoảng 22,5% so với mức kỳ vọng cả năm ở kịch bản tăng trưởng cao.

Các chuyên gia cho rằng, để đạt được mục tiêu cao nhất cho tăng trưởng về thương mại, xuất nhập khẩu thì cần phải thực hiện nhiều chính sách được phân chia cụ thể theo từng lĩnh vực, từng vấn đề từ thị trường đến hoạt động doanh nghiệp…

Theo đó, tại Báo cáo đã chỉ ra 6 nhóm chính sách cho phát triển xuất nhập khẩu, cụ thể gồm các nhóm chính sách về phát triển thị trường xuất khẩu; phát triển bền vững nguồn hàng xuất khẩu; xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu; phát triển chuỗi cung ứng; phát triển cơ sở hạ tầng thương mại và dịch vụ logistics phục vụ hoạt động ngoại thương; hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quản lý nhập khẩu.

Trong đó, liên quan đến nhóm chính sách về cơ sở hạ tầng, báo cáo của trường Đại học Thương mại kiến nghị Chính phủ cần tăng cường thực hiện đầu tư công cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Trong đó, bao gồm: Xây dựng, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay để tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ; đầu tư vào cơ sở hạ tầng kho bãi, trung tâm phân phối và hệ thống quản lý logistics để cải thiện quá trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa; cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ tại các cảng biển và cửa khẩu để tăng cường khả năng xử lý hàng hóa và hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu...

Đặc biệt là cần cải thiện quy trình hải quan và thông quan, tạo ra các khu vực đặc khu logistics nhằm phát triển các dịch vụ hỗ trợ logistics; thúc đẩy chuyển đổi số, thực hiện dịch vụ logistics trên các nền tảng số hóa để nâng cao chất lượng và hiệu suất của dịch vụ…

Để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, theo các chuyên gia, cần thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính để nâng cao năng lực; đồng thời xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua rào cản kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu…

Tú Linh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu