10:55 ngày 29/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Đồng Nai: Tập trung chi trả tiền hỗ trợ dịch tả lợn châu Phi

15:41 04/10/2019

(THPL) - Đồng Nai đang tiếp tục đẩy nhanh việc chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời, Sở Tài chính cùng các sở, ngành liên quan khác cũng tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời hướng dẫn, đảm bảo về mặt quy định, hồ sơ, thủ tục chi trả.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, tính đến đầu tháng 9 vừa qua, dịch bệnh đã xảy ra tại gần 4.000 hộ dân thuộc 128 xã của 11 huyện, thành phố; tổ chức tiêu hủy hơn 350.000 con lợn với hơn 18.750.000 tấn. Tính đến hiện tại, theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, 1.351 hộ chăn nuôi lợn bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh này được nhận hỗ trợ, với tổng số tiền gần 202 tỷ đồng, đạt 37% tổng số tiền hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại.

Theo báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt NamPhó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh này đang yêu cầu các địa phương tiếp tục đẩy nhanh việc chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời, Sở Tài chính cùng các sở, ngành liên quan khác cũng tăng cường công tác kiểm tra ở từng địa phương để kịp thời hướng dẫn, đảm bảo làm đúng, chặt chẽ về mặt quy định, hồ sơ, thủ tục chi trả.

Nhiều trang trại chỉ nuôi cầm chừng lợn thịt vì dịch tả Châu Phi (Ảnh K.V) 

Trước đó, theo báo Tin tức, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng đã chỉ đạo tập trung tối đa các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi để hạn chế dịch bệnh; tiếp tục theo dõi đánh giá tác động môi trường ở những khu vực tiêu hủy lợn bệnh. Do hiện nay tổng đàn lợn của Đồng Nai đang giảm gần 50%, nên cần có biện pháp tăng đàn nhưng tăng có trọng tâm bằng cách vận động những doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiếp tục tăng đàn nhưng phải đảm bảo chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học.

Tiêu hủy lợn nhiễm bệnh tại Đồng Nai (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, các địa phương cũng nhận được chỉ đạo phải quy trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân trong việc chi trả hỗ trợ, những trường hợp chậm trễ sẽ bị xử phạt, thậm chí kỷ luật để làm gương. Được biết, việc một số địa phương chậm trễ trong thực hiện chi trả tiền hỗ trợ gây rất nhiều khó khăn cho người chăn nuôi. Nguyên nhân của việc chậm chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi chủ yếu do vướng mắc về hồ sơ, thủ tục. Trong đó cũng có nguyên nhân do chính quyền cấp xã làm không đúng, không đủ hồ sơ phải bổ sung lại hoặc chưa thực hiện nghiêm nhiệm vụ này.

Vân Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu