Doanh nhân ứng biến ra sao trước đại dịch?
(THPL) - “Chúng tôi đã sẵn sàng hàng loạt phương án, kế hoạch hành động và điều chỉnh linh hoạt trong từng thời điểm. Ngay khi thị trường bắt đầu bình ổn thì doanh nghiệp sẽ dốc toàn lực để phát triển, bù đắp những thiệt hại vừa qua”, bà Hương Trần Kiều Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC nói về tâm thế của doanh nghiệp trước những thách thức trong thời đại dịch.
Tin liên quan
- THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
Giải thưởng Doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt trội - hạng mục Báo cáo phát triển bền vững thuộc về OCB
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
PNJ nhận 2 giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
» Doanh nhân nữ Việt Nam và khát vọng cống hiến
» Lễ tuyên dương "Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2019"
Sẵn sàng nguồn lực
Chia sẻ về thách thức trong đại dịch, nhiều doanh nhân cho rằng khủng hoảng luôn là động lực kích hoạt sự thay đổi và muốn chống dịch hiệu quả, đầu tiên phải chống lại sự sợ hãi.
"Cái đáng sợ nhất chính là nỗi sợ hãi khi làm tê liệt mọi giác quan của con người, tổ chức và nền kinh tế", ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan ví von và cho rằng nếu chúng ta sợ thua rút hết về phòng vệ để không thủng lưới, sẽ không thắng. Vì thế, muốn thắng được trận bóng này, phải kết hợp chiến thuật vừa phòng thủ vừa phản công.
Đồng quan điểm này, bà Hương Trần Kiều Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC cho hay, dù khó khăn nhưng bản thân doanh nghiệp cũng cần bình tĩnh và chủ động để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực ở mức thấp nhất, và chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản ứng phó, điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điểm.
“Khi thông tin về dịch xuất hiện, FLC vẫn nhất quán quan điểm là cần đảm bảo tối ưu về nguồn lực để vừa có thể ổn định hoạt động kinh doanh giai đoạn hiện tại, đồng thời chuẩn bị kỹ để đón đầu khi thị trường phục hồi trong thời gian tới”, bà Dung nói.
Bà Hương Trần Kiều Dung, Phó Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn FLC
“Trong nguy có cơ”
Nhận định dịch bệnh có thể là cơ hội để thúc đẩy các dịch vụ sản phẩm mới, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho rằng đây là lúc doanh nghiệp nên "chuyển mọi thứ lên online, tăng cường chất lượng dịch vụ nội bộ".
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT
Với ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco, cơ hội nằm ở các lĩnh vực như xuất khẩu. Khi Trung Quốc hết dịch, nhu cầu cung ứng các mặt hàng của ngành nông nghiệp sẽ rất lớn, vì thế đây sẽ là ngành xuất khẩu chủ lực của kinh tế Việt Nam sau dịch bệnh. "Cần đầu tư mạnh cho xuất khẩu để thu lợi", ông nói thêm.
Còn theo bà Hương Trần Kiều Dung, muốn đón đầu hiệu quả các cơ hội nói trên, bên cạnh các giải pháp ngắn hạn và kịp thời đang được Chính phủ triển khai quyết liệt như miễn, giảm, giãn nộp thuế, phí; cơ cấu lại các khoản nợ…thì các giải pháp dài hạn cũng cần tích cực tháo gỡ ngay.
“Ví dụ như việc sửa đổi Nghị định 20 đang được giới doanh nghiệp vô cùng mong chờ. Dự thảo mới đây của Bộ Tài chính đã đề cập tới việc tăng trần chi phí lãi vay lên 30%. Nhưng một vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp đã nộp thuế theo mức 20% tại các kỳ tính thuế 2017, 2018 trước đó có được hồi tố hay không thì vẫn còn bỏ ngỏ”, bà Dung nói.
Theo bà Dung, tinh thần của Nghị định 20 là siết chặt quản lý để hạn chế tình trạng chuyển giá, trốn thuế vốn hay xảy tại khối doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng khi áp dụng vào thực tế, ảnh hưởng nặng nề nhất lại chính là các doanh nghiệp nội, đặc biệt doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, trong khi đây lại là những đối tượng có rất ít động cơ hay khả năng để chuyển giá.
Bà Dung kiến nghị cần xem xét điều chỉnh Nghị định 20 để vừa phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng cũng phải bám sát tình hình doanh nghiệp trong nước, nhất là trong thời điểm khó khăn như hiện nay.
Đối với thị trường BĐS, bà Dung cho hay phân khúc nhà ở xã hội đang có nhu cầu rất lớn theo tốc độ đô thị hóa của cả nước. Luật Nhà ở quy định hàng năm Nhà nước cấp 50% vốn cho ngân hàng chính sách xã hội, 50% huy động từ các kênh khác để hỗ trợ người mua. Và 4 Ngân hàng thương mại do Nhà nước chi phối được cấp bù lãi suất vay 3-4% còn lại tự huy động 100% để cho vay.
Nhưng việc này thực tế vẫn chưa được triển khai tích cực, do đó cần nhanh chóng thực hiện chính sách này để hỗ trợ nhu cầu ở thực, đồng thời kích cầu huy động nguồn vốn trong dân.
Nhiều vấn đề liên quan đến thể chế, môi trường đầu tư cũng được Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC nhấn mạnh, bởi theo bà Dung, cải cách thể chế là động lực quan trọng hàng đầu để khơi thông các nguồn lực. Nhiều văn bản, nghị định mới được ban hành gần đây như Nghị định 25 hướng dẫn về luật Đấu thầu hay văn bản về condotel của Bộ Tài nguyên & Môi trường có thể xem là những điểm sáng, nhưng vẫn cần những hướng dẫn cụ thể hơn để địa phương có thể áp dụng triển khai ngay.
Bà Dung cũng kiến nghị cần xem xét cho người nước ngoài đầu tư vào sản phẩm nghỉ dưỡng, đặc biệt là căn hộ condotel để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào thị trường BĐS Việt Nam. Bởi về bản chất, sản phẩm này vẫn do chủ đầu tư đứng ra quản lý và triển khai kinh doanh như một dịch vụ thương mại khách sạn nên những lo ngại về an ninh khi người nước ngoài đầu tư là không có cơ sở.
Cùng chung quan điểm về vấn đề cải cách thể chế, ông Trần Bá Dương cho rằng cải cách môi trường đầu tư cần được triển khai đồng bộ trên tất cả các cấp.
“Các địa phương cần học tinh thần của Thủ tướng, mời các doanh nghiệp đến lắng nghe ý kiến, hiến kế, vừa về biện pháp chống dịch, vừa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh. Sự đồng hành, chia sẻ giữa chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh có dịch bệnh”, ông Dương nói.
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco
Những quan điểm và kế sách tích cực của các doanh nghiệp được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao trong buổi gặp mặt các doanh nghiệp tư nhân ngày 12/3 mới đây.
Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ có chương trình tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng phải chọn lọc, không cào bằng, không dàn đều mà những ngành nghề thiệt hại nặng cần tập trung hơn, đồng thời tiếp tục hoàn thiện thể chế và có những kịch bản ứng phó với tình hình mới một cách phù hợp, không để đất nước rơi vào tình trạng khó khăn, doanh nghiệp đình đốn.
Thủ tướng gặp mặt các doanh nghiệp tư nhân ngày 12/3. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
“Dịch bệnh đang làm chúng ta khó khăn gấp đôi nhưng chúng ta phải cố gắng gấp ba. Đó là phương châm thúc đẩy phát triển và chính các nhà đầu tư, các doanh nghiệp phải thúc đẩy quá trình ấy bằng chính trí tuệ, nghị lực của mình”, Thủ tướng nhấn mạnh.
PV
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt