Doanh nghiệp Việt và bài toán thị phần tại Vương Quốc Anh
(THPL) - Những năm qua, nông sản Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Anh - một trong những thị trường khó tính nhất châu Âu. Tuy nhiên, để giữ vững thị phần tại đây thì việc phát triển bền vững và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU là yếu tố quan trọng.
Sau khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực từ tháng 5/2021, nhiều mặt hàng của Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu ngay lập tức hay theo lộ trình, khi xuất khẩu sang Anh như: cà phê, trái cây, túi xách, va ly, giày dép, hàng dệt may, thủy sản...
Nhiều sản phẩm chủ lực như gạo, cà phê, và trái cây nhiệt đới (như thanh long, xoài, sầu riêng) đã mở rộng xuất khẩu sang Anh nhờ vào việc cải thiện chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Đây là nỗ lực lớn của doanh nghiệp và các cơ quan chức năng, cũng như lợi ích của Hiệp định UKVFTA mang lại.
Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, thị trường Anh khá lớn (khoảng 68 triệu dân), cộng đồng người gốc Á hơn 5,5 triệu dân là điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.
Khảo sát thị trường Anh cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tăng cường xuất khẩu các mặt hàng cao su, dây điện và dây cáp điện; điện thoại và linh kiện các loại, cà phê, bánh kẹo ngũ cốc, gốm sứ, rau quả thực phẩm, giày da, gạo… sang Anh.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực, ông Nguyễn Cảnh Cường – Nguyên tham tán thương mại Việt Nam tại Vương quốc Anh cho rằng, dù Hiệp định UKVFTA đã mang lại lợi thế về thuế quan, nhưng việc đảm bảo chất lượng và tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm và môi trường của EU là thách thức lớn đặt ra đối với nông sản Việt Nam. Theo đó, việc phát triển bền vững và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU cũng là yếu tố quan trọng giúp nông sản Việt giữ vững thị phần tại Anh.
Là một thị trường lớn, song thị trường Anh cũng đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng nông sản, rau quả và rất cạnh tranh. Vì vậy, các sản phẩm nông sản Việt cần chứng minh được tính bền vững và minh bạch trong chuỗi cung ứng để cạnh tranh với các quốc gia khác như Thái Lan và Ấn Độ.
Đồng thời, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia như Thái Lan, Peru, và Colombia là một trong những điểm nghẽn lớn đối với nông sản Việt Nam mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm. Theo đó, để đối phó với thách thức này, các doanh nghiệp cần tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại như AI, IoT và phân tích dữ liệu lớn để cải thiện hiệu suất sản xuất và giảm chi phí.
Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, để thành công tại thị trường Anh, ngoài đảm bảo nguồn cung ổn định cả về số lượng và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam việc thúc đẩy quảng bá thương hiệu là hết sức quan trọng. Theo đó, doanh nghiệp cần chú trọng đến cải tiến website quảng bá sản phẩm với nội dung, ngôn ngữ và hình ảnh theo tiêu chuẩn quốc tế. Website cần cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, chứng nhận an toàn thực phẩm, hình ảnh chuyên nghiệp, giúp các nhà nhập khẩu Anh dễ dàng tìm kiếm thông tin và đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi quyết định hợp tác.
Người tiêu dùng Anh ngày càng quan tâm đến các sản phẩm bền vững, hữu cơ và có nguồn gốc rõ ràng. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu này thông qua việc áp dụng chứng nhận hữu cơ, GlobalGAP hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác về an toàn thực phẩm. Việc này không chỉ giúp nâng cao niềm tin mà còn tạo lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác.
Hiện nay, để tiếp tục duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với các thị trường trọng điểm, đặc biệt tận dụng tối đa ưu đãi do các FTA mang lại như hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)… Đẩy nhanh đàm phán, ký kết, phê chuẩn các FTA, liên kết kinh tế mới, trước mắt với Israel, UAE, để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu.
Nhằm khơi thông thị trường, Bộ Công Thương đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung vào các thị trường mới, thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp riêng lẻ chưa có điều kiện trực tiếp thâm nhập. Duy trì đều đặn các hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các khu vực thị trường thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài; các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Tú Linh (T/h)
Tin khác
Dự báo thời tiết ngày 17/4: Cả nước nắng nóng, nhiều nơi trên 37 độ C
Thanh Hóa: Triệt phá đường dây sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh giả quy mô lớn
Quảng Ninh: Tiếp nhận hơn 4,4 tỷ đồng ủng hộ người khuyết tật và trẻ mồ côi
Bộ Công Thương sẽ xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại
Nông sản Việt có thêm “giấy thông hành” vào Trung Quốc
Cả nước bắt đầu đón đợt nắng nóng diện rộng từ ngày mai
Dự báo giá xăng giảm tiếp trong kỳ điều hành ngày mai 17/4
(THPL) - Dựa vào diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp nhận định, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày...16/04/2025 15:43:08Nữ sinh thủ khoa 3 lần và niềm đam mê giải quyết các vấn đề xã hội
(THPL)- Đạt hơn 28 điểm thi đại học, ít ai biết rằng cô bạn lại lựa chọn thi cả 2 khối D78 và C00, tức bao gồm 6 môn thi tổ hợp. Nguyễn Bích...15/04/2025 14:39:00Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường quản lý chống gian lận xuất xứ hàng hóa
(THPL) - Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu chỉ đạo các cơ quan, tổ chức cấp C/O tăng cường công tác cấp và kiểm tra C/O, đặc biệt...16/04/2025 16:22:44Thanh Hóa: Án chung thân cho môi giới bất động sản lừa đảo hơn 81 tỷ đồng
(TH&PL) - “Nổ” có nhiều mối quan hệ quen biết rồi đưa ra những thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 36 nạn nhân...16/04/2025 18:04:39