Doanh nghiệp tận dụng cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ
(THPL) - Hiện nay, tôm hấp, tẩm gia vị và tẩm bột không phải là đối tượng bị áp thuế, do đó doanh nghiệp Việt có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm này sang Hoa Kỳ.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 1/2025, xuất khẩu tôm đạt 300 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng này tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng hai con số từ năm 2024, khi kim ngạch đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14% nhờ nhu cầu từ các thị trường trọng điểm như EU, Trung Quốc và Mỹ.
Nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ từ Mỹ và EU trong mùa lễ hội cuối năm, cũng như từ Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán, đã thúc đẩy lượng đơn đặt hàng lớn. Nhờ tỷ trọng chiếm 39% trong xuất khẩu thủy sản, tôm đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng 3% chung của toàn ngành thủy sản.
Tôm tẩm bột của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh
Ngày 20/2/2024, VASEP cho biết, theo thống kê, đối với phân khúc tôm còn vỏ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, giảm chủ yếu từ Ecuador. Nguồn cung của Ecuador trong phân khúc này giảm 17% so với năm 2023. Trong khi đó, cung cấp tôm còn vỏ của Ấn Độ cũng giảm (13% so với năm 2023), nguồn cung của Indonesia không thay đổi, và nguồn cung của Việt Nam tăng nhẹ (5% so với năm 2023).
Đối với phân khúc tôm đã bóc vỏ, nguồn cung từ Ecuador và Ấn Độ tăng nhẹ (mỗi nước 2%), nguồn cung của Indonesia giảm 15%, và nguồn cung của Việt Nam tăng 21%.
Ấn Độ giữ vị trí dẫn đầu phân khúc tôm hấp chín và tẩm gia vị với thị phần 40%. Nguồn cung từ Indonesia trong phân khúc này giảm 16%, trong khi nguồn cung cấp từ Việt Nam ổn định.
Từ những số liệu trên có thể thấy, Việt Nam đang dần tiếp cận vị trí thứ 2 của Indonesia trong phân khúc này và nếu xu hướng tăng trưởng tiếp tục, Việt Nam có thể sẽ vượt qua Indonesia vào năm 2025.

Mặc dù Indonesia vẫn là nhà cung cấp tôm tẩm bột lớn nhất của Hoa Kỳ trong năm 2024 với thị phần 42%, Việt Nam cũng đang cạnh tranh với Indonesia trong phân khúc này. Xuất khẩu tôm tẩm bột của Việt Nam đã tăng 33%, trong khi nguồn cung của Indonesia chỉ tăng 5%.
Với thị phần hiện tại là 28%, Việt Nam và Indonesia chiếm 70% thị trường. Với xu hướng tăng trưởng tốt trong năm 2024, tôm hấp, tẩm gia vị và tẩm bột lại không phải là đối tượng bị áp thuế, doanh nghiệp Việt Nam có thể cân nhắc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm này sang Hoa Kỳ.
Doanh nghiệp tận dụng cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu
Năm 2024, Ấn Độ đã phải đối mặt với một số vấn đề về sản xuất do sự bùng phát của các bệnh do vi khuẩn, như Virus IHHNV và Virus WSSV. Còn Ecuador cũng phải đối mặt với những thách thức khác của thị trường, chẳng hạn như vấn đề điện và điều kiện El Niño.
Điều này khiến cho tôm Việt Nam giảm bớt được áp lực cạnh tranh tại thị trường Hoa Kỳ. Trong top các nguồn cung tôm chính cho Hoa Kỳ năm 2024, chỉ có Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương. Các nguồn cung khác như Indonesia và Thái Lan cũng giảm mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2024.
Bên cạnh đó, theo nhận định của VASEP, sự kiện ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ và đưa ra hàng loạt những quy định mới về thuế, có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu tôm Việt Nam trong thời gian tới.
Với kế hoạch tăng thuế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể giảm nhập khẩu các sản phẩm từ nước này và tìm kiếm các nguồn cung thay thế, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc với việc giảm nhập khẩu từ Hoa Kỳ, có thể chuyển sang nhập khẩu sản phẩm từ Việt Nam để thay thế. Do đó, doanh nghiệp Việt có thể tận dụng cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tôm nói riêng và thủy sản nói chung.
“Về thách thức, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ, có thể bao gồm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, khiến doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn đến chi phí sản xuất và kiểm tra tăng”, VASEP nhấn mạnh.
Liên quan đến ngành tôm, theo nhà phân tích Gorjan Nikolic của Rabobank, tốc độ tăng trưởng nguồn cung tôm toàn cầu đang chậm lại, nhưng sẽ phục hồi vào năm 2025, mặc dù giá tôm ở nhiều nơi trên thế giới hiện đang ở mức thấp kỷ lục. Rabobank cho biết Ecuador vẫn là quốc gia sản xuất tôm lớn nhất thế giới, với mức tăng trưởng dự báo đạt 3% vào năm 2025.
Minh Anh
Tin khác
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khu vực 12 được hợp nhất từ chi nhánh 5 tỉnh
Quý 1 năm 2025 – Nam A Bank giữ đà tăng trưởng, đẩy mạnh các chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp và nền kinh tế
Công an vào cuộc xác minh vụ mời "TikToker giang hồ" dự sự kiện Vua nem chua
Việt Nam mở cửa thị trường cho hải sản tươi sống của Anh
Phòng chống dịch sởi: Thực tế và những biện pháp hiệu quả
UBND tỉnh Hòa Bình được giao làm chủ đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
Bộ đội Biên phòng kịp thời cứu 20 ngư dân bị chìm tàu cá gần đảo Phú Quý
(THPL) - Ngày 2/4, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận thông báo đã kịp thời cứu nạn 20 ngư dân gặp nạn trên biển, gần khu vực...02/04/2025 16:16:44Bcons Uni Valley hút khách nhờ tiềm năng kinh doanh "khủng” từ quần thể 10.000 căn hộ quanh dự án
(THPL)- Với số lượng giới hạn chỉ 152 căn nhà phố giữa khu quần thể 10.000 căn hộ Bcons City bao quanh, nhà phố thương mại Bcons Uni Valley (TP Dĩ...02/04/2025 16:19:08Việt Nam áp thuế chống bán phá giá một số loại thép mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc
(THPL) - Một số sản phẩm thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời 15,67-37,13%.02/04/2025 14:04:20Xây dựng và ban hành Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược
(THPL) - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định việc khẩn trương xây dựng và ban hành Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược...02/04/2025 11:23:23
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
- Những Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả
- gửi hàng đi hàn quốc
- đồng phục Hải Anh
- Tổng hợp kinh nghiệm quản lý kho vật tư
- máy đính nút giá tốt