12:22 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Đến sáng 6/9: Việt Nam đã chữa khỏi gần 292 nghìn bệnh nhân COVID-19

Minh Đức (tổng hợp) | 08:16 06/09/2021

(THPL) - Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tính đến sáng 6/9, Việt Nam đã ghi nhận 524.307 ca mắc COVID-19, trong đó gần 292.000 ca khỏi bệnh.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Trước đó chiều 5/9, theo Bản tin dịch của Bộ Y tế cho biết, tính từ 17h ngày 4/9 đến 17h ngày 5/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.137 ca nhiễm mới, trong đó 36 ca nhập cảnh và 13.101 ca ghi nhận trong nước tại TP HCM (6.226), Bình Dương (3.540), Đồng Nai (1.243), Long An (756), Kiên Giang (345), Tiền Giang (133), Cần Thơ (100), Tây Ninh (91), Đồng Tháp (78), Khánh Hòa (74), An Giang (73), Đà Nẵng (64), Hà Nội (53), Bà Rịa - Vũng Tàu (51), Nghệ An (48), Bình Thuận (47), Trà Vinh (33), Quảng Ngãi (25), Phú Yên (24), Bình Phước (22), Vĩnh Long (20), Bình Định (13), Cà Mau (6), Lâm Đồng (5), Bến Tre (5), Bắc Ninh (5), Quảng Trị (4), Thanh Hóa (4), Lạng Sơn (3), Sơn La (2), Bạc Liêu (2), Ninh Thuận (1), Quảng Nam (1), Hà Tĩnh (1), Bắc Giang (1), Quảng Ninh (1), Đắk Nông (1) trong đó có 7.521 ca trong cộng đồng.

Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 524.307 ca mắc COVID-19, đứng thứ 51/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 160/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.330 ca nhiễm).

Riêng trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 520.013 ca, trong đó có 288.953 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 9/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.

+ Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh.

+ Hiện có 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (251.414), Bình Dương (132.433), Đồng Nai (28.549), Long An (25.085), Tiền Giang (10.571).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

Trong ngày 5/9, có thêm 9.211 ca được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi đến nay là 291.727.

Việt Nam đã chữa khỏi gần 292 nghìn bệnh nhân COVID-19. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Y tế, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.291 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.015

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.207

- Thở máy không xâm lấn: 146

- Thở máy xâm lấn: 892

- ECMO: 31

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.074 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm và tiêm chủng

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 494.098 xét nghiệm cho 807.773 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.201.086 mẫu cho 38.990.152 lượt người.

Cũng theo Bộ Y tế, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 21.445.181 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 18.246.636 liều, tiêm mũi 2 là 3.198.545 liều.

6 giải pháp giảm số ca COVID-19 tử vong tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam

Báo Sức khỏe và Đời sống đưa tin, theo Bộ Y tế, tình hình tử vong do COVID-19 trên địa bàn TP.HCM đã có chuyển biến, tuy nhiên việc giảm tử vong này còn chậm. Do đó, Bộ Y tế đề nghị TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam thực hiện 6 giải pháp để quyết liệt giảm số ca tử vong.

Thứ nhất, bảo đảm cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân, huy động tối đa cơ sở vật chất hiện có, rà soát tình hình dịch, thiết lập thêm các cơ sở thu dung, điều trị cho người bệnh.

Thứ hai, bảo đảm trang thiết bị cấp cứu, hồi sức tích cực, đặc biệt là chuẩn bị oxy, thuốc, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ... nếu xảy ra tình huống xấu, nghiêm trọng.

Thứ ba, chuẩn bị về nhân lực có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu các tầng chuyên môn kỹ thuật. Cần đào tạo ngay bác sĩ, điều dưỡng đáp ứng yêu cầu xử trí cấp cứu, điều trị cho người bệnh. Đồng thời huy động nhân lực của các bộ, ngành, cơ sở tư nhân... cùng tham gia điều trị, tư vấn cho người bệnh.

Thứ tư, đảm bảo về quy trình chuyên môn trong chăm sóc và điều trị người bệnh COVID-19, phân luồng, đánh giá nguy cơ, theo dõi được diễn biến của người bệnh, hạn chế tối đa tử vong tại bệnh viện tầng 1, 2 hoặc trên đường vận chuyển.

Thứ năm, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để tổ chức tốt điều phối, quản lý nhân lực, điều trị cho bệnh nhân, tiếp nhận ca bệnh mới, theo dõi bệnh nhân...

Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ.

Minh Đức (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu