Đầu tư BĐS nghỉ dưỡng trên núi: Nhiều tiềm năng nhưng "vất vả"
(THPL) - Sau hơn 2 năm thị trường bất động sản du lịch biển "bùng nổ" từ Bắc vào Nam, các thành phố ven biển như Quảng Ninh, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc đang hàng ngày thay da đổi thịt, trở thành những "thiên đường du lịch". Riêng điều này cũng đã đem lại cho cả nhà đầu tư và cư dân thành phố những nguồn lợi nhuận "khổng lồ". Bên cạnh đó, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở vùng núi cũng phát triển một cách âm thầm và bền bỉ, dù gặp nhiều khó khăn hơn, đặc biệt là bài toán về cơ sở hạ tầng.
Bất động sản nghỉ dưỡng biển phát triển quá nhanh và quá dễ
Với vị trí địa lý và cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam hiện nay, xu thế và điểm đến hoàn hảo cho du lịch chính là các thành phố biển xinh đẹp. Có cầu thì ắt có cung, do đó, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng biển có cơ hội phát triển như vũ bão trong thời gian qua. Ngoài ra, do yếu tố hạ tầng phát triển đồng bộ và sẵn có tại các thành phố lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, hoặc việc lấn biển để phát triển dự án không quá tốn kém, như trường hợp ở Quảng Ninh, cũng khiến thị trường bất động sản du lịch biển sở hữu nhiều lợi thế.

Khách du lịch biển chủ yếu là đối tượng khách hàng trẻ tuổi, số lượng đông và luôn chạy theo xu hướng, đã kéo theo ngành dịch vụ du lịch biển phát triển một cách dễ dàng hơn. Đối với thị trường bất động sản, không chỉ các ông lớn mà ngay cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có thể tham gia vào việc xây các nhà nghỉ, khách sạn hay những hàng quán ven biển phục vụ du khách. Cách đây khoảng 2 năm, tại Đà Nẵng, chỉ cần trên dưới 1 tỷ đồng là đã có thể sở hữu một mảnh đất đẹp ven biển, đầu tư từ 100 triệu đến 200 triệu xây nhà hàng phục vụ du khách và ung dung thu lợi nhuận "khủng".
Bất động sản nghỉ dưỡng vùng núi: Nhiều tiềm năng nhưng vất vả
Từ nửa cuối năm 2016 trở lại đây, thị trường đã có biến chuyển dần sang đầu tư bất động sản trên vùng núi với các dự án được mệnh danh “đi tắt, đón đầu” tại những địa bàn như Bà Nà ( Đà Nẵng ), Đà Lạt (Lâm Đồng), Sapa (Lào Cai),…có mức vốn đầu tư "khủng" lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Một điểm khác biệt so với bất động sản biển, đó là các chủ đầu tư "lên núi" đa phần là các "ông lớn" có tiềm lực tài chính mạnh.
Tham khảo ý kiến của một chuyên gia thiết kế xây dựng, vị này cho biết, chi phí để đầu tư xây dựng một dự án trên núi thường nhân hệ số 1,6 trở lên tuỳ thuộc vào địa hình và hạ tầng xây dựng. Với địa hình càng hiểm trở, càng "độc" thì lại càng có tiềm năng khai thác cùng tính độc nhất làm lợi thế cạnh tranh. Do đó, những dự trù chi phí đầu tư ban đầu thường làm chùn bước các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Ngoài ra, khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến thị trường này. Theo Tổng cục thống kê, lượng khách lưu trú ở các điểm du lịch núi trung bình là hơn 5 ngày, dài hơn so với mức trung bình hơn 3 ngày của du lịch biển. Mặt khác, các điểm du lịch trên núi phong phú hơn về cảnh quan, văn hoá và hơn hết là mong muốn nghỉ dưỡng của khách hàng được đáp ứng đầy đủ.
Ngoài những khách hàng trẻ đi du lịch theo phong trào, chụp ảnh và “check-in” theo xu hướng thì có một lượng lớn du khách lên núi để nghỉ ngơi, an dưỡng đúng nghĩa. Các điểm du lịch trên núi thường có những khí hậu độc đáo như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa… Rất thích hợp cho việc nghỉ dưỡng. Điển hình như đến với Đà Lạt, khách hàng cảm nhận cuộc sống như chậm lại, hít thở bầu không khí mát mẻ mà không thể có được tại các thành phố lớn sôi động. Các dự án có dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng theo đó mà phát triển không ngừng, đặc biệt các trung tâm điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ từ thời Pháp ở Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa… cho đến ngày nay, giá trị vẫn không thay đổi.
Hạ tầng phát triển tốt hơn, bất động sản trên núi đang đón nhận những mức tăng trưởng "khủng khiếp", lên đến 170% như trường hợp Sapa năm 2015. Sau khi tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai được chính thức thông tuyến, lượng phòng nghỉ tại thị trấn những ngày cuối tuần không đáp ứng đủ nhu cầu.

Bất động sản nghỉ dưỡng trên núi sẽ là một trong những lựa chọn tiếp theo sau những phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng biển trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây không phải là "sân chơi" của những nhà đầu tư nhỏ lẻ, bởi mức đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu rất lớn và lượng khách hàng hạn chế so với các thành phố biển. Đặc biệt, khách du lịch ở các khu nghỉ dưỡng vùng núi thường phải chi trả một mức tài chính lớn hơn cho nhu cầu nghỉ dưỡng. Thực tế cũng cho thấy, tại những nước phát triển, các khu nghỉ dưỡng siêu đẳng cấp thường nằm trên núi cao, yên tĩnh, khí hậu trong lành và có cảnh quan đẹp.
Quốc Tuấn
Tin khác
Dự báo thời tiết ngày 17/4: Cả nước nắng nóng, nhiều nơi trên 37 độ C
Thanh Hóa: Triệt phá đường dây sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh giả quy mô lớn
Quảng Ninh: Tiếp nhận hơn 4,4 tỷ đồng ủng hộ người khuyết tật và trẻ mồ côi
Bộ Công Thương sẽ xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại
Nông sản Việt có thêm “giấy thông hành” vào Trung Quốc
Cả nước bắt đầu đón đợt nắng nóng diện rộng từ ngày mai
Dự báo giá xăng giảm tiếp trong kỳ điều hành ngày mai 17/4
(THPL) - Dựa vào diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp nhận định, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày...16/04/2025 15:43:08Nữ sinh thủ khoa 3 lần và niềm đam mê giải quyết các vấn đề xã hội
(THPL)- Đạt hơn 28 điểm thi đại học, ít ai biết rằng cô bạn lại lựa chọn thi cả 2 khối D78 và C00, tức bao gồm 6 môn thi tổ hợp. Nguyễn Bích...15/04/2025 14:39:00Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường quản lý chống gian lận xuất xứ hàng hóa
(THPL) - Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu chỉ đạo các cơ quan, tổ chức cấp C/O tăng cường công tác cấp và kiểm tra C/O, đặc biệt...16/04/2025 16:22:44Thanh Hóa: Án chung thân cho môi giới bất động sản lừa đảo hơn 81 tỷ đồng
(TH&PL) - “Nổ” có nhiều mối quan hệ quen biết rồi đưa ra những thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 36 nạn nhân...16/04/2025 18:04:39
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
- Cửa hàng chăn ga gói nệm đà nẵng
- Tin tức https://tinluadao mới nhất