08:15 ngày 25/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Đâu cứ phải truy tặng danh hiệu, Mẹ mới là anh hùng!

11:09 11/07/2017

Chiến tranh đã đi qua nhưng nỗi đau và sự mất mát vẫn còn hiện hữu. Có biết bao người mẹ "khóc thầm lặng" vì "các con không về, lòng mẹ quặn đau". Những người mẹ Việt Nam vĩ đại ấy đã trở thành tượng đài anh hùng, bất tử trong lòng dân. Họ không cần giấy tờ nào để minh chứng cho sự hy sinh thầm lặng của mình, nhưng Tổ quốc nghìn đời ghi công họ. Việc Nhà nước có chủ trương phong tặng, truy tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng chính là thể hiện tinh thần dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay. Thế nhưng, cũng thật đau lòng khi đâu đó vẫn chưa làm hết trách nhiệm của mình đối với các Mẹ...

"Cả nhà còn mỗi tôi"

Chúng tôi tìm đến gia đình bà Phạm Thị Thơm (SN 1950) trú tại xóm 2, thôn Tổ Cầu, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định vào buổi trưa nắng. Mồ hôi nhễ nhại, bà Thơm vừa chạy thóc trước cơn mưa xầm xập phía Đông. Biết chúng tôi là phóng viên, bà không kịp thả ống quần, lau mồ hôi vội vã mời chúng tôi vào nhà. Ngôi nhà cấp 4, tuy mới xây nhưng vẫn còn tuềnh toàng dù quay thẳng chiếc quạt vào người vẫn nóng ran.

Bà Phạm Thị Thơm kể lại câu chuyện.

Kể về hoàn cảnh gia đình, bà Thơm nghẹn ngào nói: “Nhà tôi mất cả rồi, giờ chỉ còn mình tôi. Bố tôi là Phạm Văn Long, mẹ tôi là Phạm Thị Chúc, bố mẹ tôi sinh được 4 người con (2 trai, 2 gái). Hai anh trai tôi đều hy sinh trong chiến tranh, chị gái tôi cũng đã mất. Tôi là người còn lại duy nhất giờ lo hương khói cho cả bố mẹ và các anh”.

Theo lời kể của bà Thơm, 2 anh bà là liệt sỹ Phạm Văn Mùi, hy sinh năm 1967-1968, còn anh thứ 2 là liệt sỹ Phạm Văn Tuấn hy sinh sau đó ít năm. Sau khi bố mẹ, chị gái mất, bà là người hàng năm được hưởng các chế độ chính sách cho gia đình có công của 2 người anh liệt sỹ.

Đến đầu năm 2014, bà Thơm được xã mời lên hướng dẫn làm giấy tờ đề nghị xét truy tặng mẹ bà là cụ Phạm Thị Chúc là Bà mẹ Việt Nam anh hùng vì có 2 con là liệt sỹ. Tuy nhiên, từ đó đến nay bà cũng không nhận được phản hồi gì từ chính quyền địa phương. Mới đây, sau khi gặp phóng viên thì 2 ngày sau có cán bộ xã Liên Bảo đã tìm đến gia đình bà và làm lại toàn bộ giấy tờ. Họ thông báo với bà Thơm toàn bộ hồ sơ lần trước đã bị mất?!

Là người duy nhất còn lại của gia đình, cũng đã gần 70 tuổi, cuộc sống lam lũ khiến người phụ nữ này cũng chẳng nhớ gì nhiều. Bằng Tổ quốc ghi công vì trước đây là nhà tranh vách đất nên mọt mối cũng đã ăn mất. Bà bảo: “Gia đình tôi chẳng còn ai ngoài tôi, người ta bảo sao thì biết vậy, cho gì hưởng đó chứ có dám đòi hỏi gì đâu. Hàng năm lễ tết, ngày thương binh liệt sỹ thấy xã vẫn dành 2 suất liệt sỹ của các anh cho tôi”.

Chưa được truy tặng vì thiếu tên Mẹ

Trường hợp của gia đình bà Trần Thị Hường (61 tuổi), trú tại xóm 6, thôn Cao Phương, xã Liên Bảo cũng trong tình trạng tương tự. Bố mẹ bà sinh được 4 người con, 2 trai, 2 gái. Hai người anh đều là liệt sỹ ở độ tuổi đôi mươi.

Ngôi nhà của bà Trần Thị Hường hiện đang thờ cúng 2 liệt sỹ.

Tháng 4/2014, bà đã nhận được thông báo của xã làm các thủ tục để đề nghị xét tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho bà Bùi Thị Gái (mẹ bà Hường). Sau khi hoàn thiện các thủ tục nhưng mãi cũng chẳng thấy xã ý kiến gì. Nhiều lần hỏi về trường hợp của gia đình mình, bà Hường còn nhận được câu trả lời của cán bộ Ban TB-XH xã với lý do “bận” nên chưa có thời gian giải quyết.

Sau nhiều lần đi lại đến đầu năm 2017, xã mới gọi bà Hường lên thông báo là hồ sơ có sai sót cần phải bổ sung, hoàn thiện. Tuy nhiên, yêu cầu bà phải làm lại hồ sơ mới đề nghị xét tặng từ năm 2017 chứ không phải từ 3 năm trước. Bà Hường cho biết: “Bố tôi cũng là lão thành cách mạng, các anh tôi hy sinh khi cụ còn sống, tuyệt đối không đòi hỏi Nhà nước điều gì. Giờ gia đình còn mình tôi đang hương khói thờ cúng bố mẹ, các anh liệt sỹ dù khó khăn nhưng cũng chẳng đòi hỏi quyền lợi gì. Đây là chính sách đền ơn đáp nghĩa của Nhà nước đối với gia đình có công. Chúng tôi chỉ mong làm đúng bởi không chỉ ghi nhớ công ơn liệt sỹ mà còn giáo dục cho các thế hệ sau. Truy tặng những người Mẹ Việt Nam thầm lặng đã dâng hiến các con cho Tổ quốc là một điều nên làm”.

Huân chương kháng chiến hạng ba của gia đình ông Phạm Văn Hoàn.

Người cựu chiến binh già, Đại tá quân đội về hưu Phạm Văn Hoàn (77 tuổi) người đã hiến trọn tuổi trẻ, thanh xuân đời mình cho cuộc trường chinh của dân tộc (ông nhập ngũ tháng 2/1960). Năm 1989, ông về hưu sống vui cảnh điền viên cùng con cháu trong ngôi nhà nhỏ tại xóm 2, thôn Tổ Cầu, xã Liên Bảo.

Ông điềm đạm và luôn cẩn trọng trong từng câu nói khi tiếp chuyện chúng tôi. Ông bảo: “Gia đình tôi đóng góp cho đất nước 2 liệt sỹ, tôi cả đời trong quân đội. Giờ về rồi cũng chẳng có mong muốn gì hơn là con cháu, gia đình đầm ấm, vui vẻ. Việc chính sách Nhà nước thực hiện đến đâu thì mình hưởng đến đó chứ tuyệt đối không đòi hỏi”.

Qua câu chuyện được biết, năm 1977 gia đình ông Phạm Văn Tuyên và bà Phạm Thị Thoa đã được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba vì có 3 con tòng quân kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là liệt sỹ Phạm Văn Bội, liệt sỹ Phạm Văn Định và quân nhân Phạm Văn Hoàn.

Cũng theo ông Hoàn, sau khi có chủ trương của Nhà nước về xét truy tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ông đã được xã Liên Bảo thông báo làm các thủ tục xét truy tặng cho Mẹ ông. Tuy nhiên, từ đó đến nay ông không nhận được thông báo nào thêm, mới đây lên hỏi xã thì được trả lời vì hồ sơ còn thiếu tên Mẹ 2 liệt sỹ.

Kỳ 2: Lời biện hộ vụng về cho việc chậm xét truy tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng

 Hoàng Nam - Doãn Kiên

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu