Đắk Lắk: “Cát tặc” đục khoét dòng sông Krông Nô (Kỳ 1)
(THPL) - Mỗi đêm, dòng sông Krông Nô, thuộc xã Krông Nô huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) bị các đối tượng “cát tặc” đục khoét “rút ruột” hàng trăm m3 khiến nguồn tài nguyên quốc gia bị thất thoát. Điều lạ là, tình trạng khai thác cát trái phép và vận chuyển cát ngang nhiên đi qua đường giao thông nông thôn mới nhưng chính quyền xã Krông Nô lại có thái độ “làm ngơ” cho “cát tặc” ngang nhiên lộng hành.
Tin liên quan
- Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
» Đắk Lắk: Thắt lòng trước hoàn cảnh bi đát của anh Nguyễn Ngọc Thành (Kỳ 6)
» Phát hiện thêm 500m³ gỗ trong vụ phá rừng quy mô lớn ở Đắk Lắk
» Đắk Lắk: Chưa được bàn giao tài sản nhưng ngân hàng vẫn “nhắm mắt” cho vay vốn (Kỳ 4)
Dòng sông Krông Nô “gầm thét” vì “cát tặc”!
Xã Krông Nô, huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk)- Nơi có dòng sông Krông Nô hiền hòa chảy qua. Mỗi năm, người dân dọc 2 bên bờ sông Krông Nô được phù sa bồi đắp hàng triệu m3 phù sa màu mỡ. Dòng sông Krông Nô còn cung cấp lượng nước lớn tưới tiêu hoa màu, cây công nghiệp cho hàng trăm hộ dân đang canh tác, sinh sống nơi đây.
Từ ngã 3 xã Krông Nô chúng tôi rẽ vào con đường bê tông nông thôn mới vừa được xây dựng xong. Theo người dẫn đường cho biết, đây cũng chính là con đường độc đạo mà các đối tượng “cát tặc” hằng đêm vận chuyển cát lậu đưa ra các bãi tập kết là các cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn xã.
Sau khi đi hết con đường nông thôn mới, chúng tôi xuôi theo con đường nhựa đã loang lổ ổ voi, ổ gà, nhiều đoạn đất đá lô nhô, lởm chởm khiến cho các phương tiện lưu thông qua đây vô cùng cực khổ và nguy hiểm. Xe chở cát lậu oanh tạc cả đêm là “thủ phạm” chính khiến cho con đường này xuống cấp trầm trọng.
Đứng trên con đường cao vời vợi, chúng tôi có thể thấy được một phần dòng sông Krông Nô. Mới nhìn thôi, ai cũng ngỡ dòng sông thật yên bình và thơ mộng, nhưng khi nhìn xuống dưới mép sông, chúng tôi có thể dễ dàng bắt gặp một điểm khai thác cát tại Buôn Liêng Krắk, xã Krông Nô. Chủ bãi cát này là của ông Sơn- bà Yến.
Để tránh bị “động”, chúng tôi liền rút lui và khi trời chập choạng tối, chúng tôi nhanh chóng tìm một vị trí thuận lợi để mật phục điểm khai thác này. Khi trời vừa nhá nhem, tiếng máy hút cát bắt đầu kêu vang cả một vùng.
Dưới nước, các đối tượng cho kết các thùng phuy để tạo thành một chiếc bè vững chắc và phía trên được gắn một chiếc máy nổ công suất lớn. Từ đây, một chiếc vòi dài hàng chục mét không khác gì những “vòi bạch tuộc” được đưa lên tận bờ. Sau tiếng nổ chát chúa của máy hút cát, hàng trăm mét khối cát nhanh chóng được hút lên tận bãi tập kết bên trên bờ.
Sau nhiều giờ hút cát, tiếng máy bắt đầu dừng thì cũng là lúc các xe ben ra, vào tấp nập để “ăn cát”. Tại đây, chiếc xe máy múc hiệu KOMATSU PC120 màu vàng có nhiệm vụ múc cát lên thùng xe tải. Sau khi đầy, những chiếc xe ben này nối đuôi nhau xuyên màn đêm đen kịt ì ạch tiến ra các bãi tập kết nằm sát nách với UBND xã Krông Nô và đi đổ cho các công trình xây dựng.
Sau nhiều ngày mật phục theo dõi, thu thập mọi bằng chứng, chủ mỏ như được ai “báo động” nên đã cho dừng mọi hoạt động khai thác, cát sau đó được vận chuyển gần như hết. Chúng tôi bắt đầu tiếp cận vào bên trong mỏ cát của ông Sơn-bà Yến.
Ngay tại con đường nhựa đã xuống cấp là con đường đất đấu nối với điểm khai thác này. Lần theo con đường đi xuống mỏ cát, tại hiện trường vẫn còn một khối lượng lớn cát chưa được vận chuyển đi. Tại bãi hút, hàng trăm mét khối cát đã được múc đi hết để lại một hố sâu hoắm. Hàng trăm mét ống dùng để hút vẫn còn nằm tại đây. Bên dưới sông, một chiếc bè có gắn máy nổ công suất lớn vẫn chưa được di chuyển đi.
Theo khảo sát của chúng tôi, dọc sông Krông Nô, thuộc xã Krông Nô, huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) có rất nhiều điểm khai thác cát nhưng đang trong tình trạng “án binh bất động”, chờ thời cơ để tiếp tục khai thác trở lại.
Tất cả là khai thác lậu
Sau khi có đầy đủ bằng chứng về tình trạng khai thác cát tại dòng sông Krông Nô, phóng viên Thương hiệu và Pháp luật đã tìm đến UBND xã Krông Nô để làm việc. Theo ghi nhận, phòng làm việc của ông Hồ Văn Anh-Chủ tịch UBND xã Krông Nô vẫn mở cửa nhưng không thấy vị này. Chúng tôi liền gọi điện thoại riêng cho ông Hồ Văn Anh và trao đổi về tình trạng khai thác cát đang diễn ra rầm rộ dọc bờ sông Krông Nô. Qua trao đổi vị Chủ tịch xã này tỏ thái độ thờ ơ, bàn quang và cho biết, đang đi xuống Buôn và không có mặt ở UBND xã. Chúng tôi đành hẹn ông Hồ Văn Anh vào buổi làm việc chiều cùng ngày.
Đến chiều, chúng tôi tiếp tục tìm đến phòng làm việc của ông Hồ Văn Anh thì cửa đã được khóa lại. Bên cạnh đó, phòng làm việc của 2 Phó Chủ tịch cũng trong tình trạng tương tự.
Trước tháo độ thờ ơ và vô trách nhiệm của ông Hồ Văn Anh-Chủ tịch UBND xã Krông Nô, chúng tôi đành phải vượt hơn 40km để tìm đến trụ sở UBND huyện Lắk. Trao đổi với phóng viên Thương hiệu và Pháp luật, ông Nguyễn Trọng Trung-Chánh Văn phòng UBND huyện Lắk, cho biết: “Hiện tại Trưởng phòng TN-MT đã đi học nên đề nghị phóng viên để lại nội dung làm việc và sau khi có kết quả sẽ thông báo lại sớm nhất”.
Ngay sau đó, chúng tôi đã gọi điện trực tiếp cho ông Nguyễn Văn Vương-Trưởng phòng TN-MT huyện Lắk. Qua trao đổi, ông Vương thiện chí tiếp thu ý kiến mà phóng viên phản ánh và cảm ơn Thương hiệu và Pháp luật điện tử đã phản ánh kịp thời.
Ông Nguyễn Văn Vương, khẳng định: “Trên địa bàn xã Krông Nô đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một mỏ cát nào được cơ quan chức năng cấp phép khai thác. Tất cả hoạt động khai thác cát tại xã Krông Nô đều là trái phép”.
Ông Vương cũng bày tỏ nguyện vọng muốn phối hợp với phóng viên Thương hiệu và Pháp luật để có bằng chứng và có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng khai thác cát trái phép tại xã Krông Nô.
”Cát tặc” đang từng ngày, từng giờ đục khoét dòng sông Krông Nô để “rút ruột” hàng trăm mét khối cát, nhưng lãnh đạo xã Krông Nô lại tỏ thái độ thờ ơ trước vấn nạn trên. Phải chăng, có một bộ phận “sâu mọt” nào đó đang cố tình dung túng cho “cát tặc” lộng hành?
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin trong phóng sự điều tra tiếp theo: Đắk Lắk: Hàng loạt bãi tập kết cát trái phép ngay cạnh UBND xã Krông Nô.
Hàn Hưng- Trần Nhật- Nguyễn Quân
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt