12:04 ngày 20/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Công nghiệp Việt Nam lần đầu “cán mốc” 100 triệu USD

18:24 26/12/2019

(THPL) - Lần đầu tiên các sản phẩm ngành chế biến, chế tạo đạt xuất siêu với gần 100 triệu USD.

Các sản phẩm ngành chế biến, chế tạo đạt xuất siêu với gần 100 triệu USD.

Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), trong 11 tháng vừa qua, ngành công nghiệp nói chung vẫn tăng trưởng đạt 9,3%. Mặc dù suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2019 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng công nghiệp. 

Công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng của toàn ngành công nghiệp, với mức tăng trưởng được duy trì khoảng 10,6%. Trong đó, đóng góp chủ yếu là từ các ngành: Sản xuất kim loại, sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, đồ nội thất…

Năm 2019 cũng ghi nhận lần đầu tiên các sản phẩm ngành chế biến, chế tạo đạt xuất siêu với gần 100 triệu USD. Đây là tín hiệu rất đáng mừng, góp phần cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, ngành công nghiệp chế biến chế tạo lần đầu tiên xuất siêu thể hiện giá trị gia tăng trong nước đã được nâng cao, năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ đã được cải thiện, ít phụ thuộc hơn vào các sản phẩm công nghiệp và vào các nguyên liệu, linh kiện phụ tùng nhập khẩu.

Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam dần được nâng cao và sự dịch chuyển cơ cấu tích cực, sang các ngành có giá trị cao hơn, và lên nấc thang giá trị cao hơn của chuỗi giá trị.  

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tập trung phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên như cơ khí trọng điểm, ô tô, công nghiệp hỗ trợ… 

Thêm vào đó, Nghị định 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và Quyết định 68/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ từ 2016 đến năm 2025 đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiếp cận với các nguồn hỗ trợ về thị trường, kết nối kinh doanh, tư vấn cải tiến, đào tạo, và đổi mới công nghệ…

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều biến động và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này sẽ tiếp tục đưa ra định hướng phát triển và ban hành các chính sách nhằm duy trì vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong các lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ, ô tô, điện tử... 

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia như: UNIDO, IFC/WB, JICA, KIAT, Samsung... về nâng cao năng lực hoạch định chính sách, xây dựng năng lực cho doanh nghiệp trong nước và kết nối kinh doanh, đào tạo đội ngũ tư vấn viên... nhằm giúp các doanh nghiệp công nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

MAI LINH

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu