CIEM dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
(THPL) - Sáng nay 22/4, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố báo cáo "Thúc đẩy phục hồi kinh tế và cải cách thể chế sau đại dịch COVID-19: Đề xuất cho Việt Nam" ngày hôm nay.
Tin liên quan
- Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
Giá vàng và ngoại tệ ngày 21/11: Vàng trong nước bật tăng mạnh
» NHNN xây dựng 3 kịch bản cho tăng trưởng tín dụng năm 2021
» Dự báo kịch bản kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới
» Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021
Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) với sự tài trợ của Bộ Thương mại và Ngoại giao Australia.
Tại Hội thảo, CIEM đã công bố 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2023. 3 kịch bản này được xây dựng trên 3 tiêu chí Bình thường; Nới lỏng tài khóa và tiền tệ; Nới lỏng tài khóa và tiền tệ, cùng với cải cách thể chế. Đáng chú ý, 3 kịch bản này đều được xây dựng trong điều kiện, Việt Nam kiểm soát được hoàn toàn đại dịch COVID-19 vào cuối năm 2021.
- Kịch bản 1 (Bình thường): CIEM dự báo năm 2021, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 5,98%, cùng tỷ lệ lạm phát 3,51%. Mức tăng trưởng sẽ tăng lên 6,45% và 6,61% trong các năm 2022 và 2023.
- Kịch bản 2 (Nới lỏng tài khóa và tiền tệ): Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,43% năm 2021. Với việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, CIEM dự báo tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên mức 3,78%. Bước sang năm 2022, 2023, mức tăng trưởng mà CIEM dự báo lần lượt là 6,8% và 6,83%.
- Kịch bản 3 (Nới lỏng tài khóa và tiền tệ, cùng với cải cách thể chế): Kịch bản này dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,47%. Dù mức tăng trưởng cao hơn song đáng chú ý, CIEM dự báo mức lạm phát trong năm 2021 chỉ là 3,56%. Kinh tế trong năm 2022 và 2023 được đẩy lên mức: 6,88% và 6,92%.
Báo VTV online đưa tin, cũng theo CIEM, nếu chỉ nới lỏng tài khóa và tiền tệ, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn, song đi kèm với đó là áp lực lạm phát lớn hơn. Còn nếu nới lỏng tài khóa và tiền tệ song hành với cải cách thể chế, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn, và đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất.
Trong báo cáo, CIEM cũng đã đề xuất lộ trình cải cách trong giai đoạn 2021 - 2023. Theo đó, năm 2021, tiếp tục phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và người lao động, kết hợp với cải cách thể chế kinh tế. Sang năm 2022, kết hợp giải pháp lục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế. Đến năm 2023, rút dần các giải pháp hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, tập trung vào cải cách thể chế kinh tế.
Theo tạp chí Tài chính thông tin thêm, trước đó các cơ quan, tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021. Tuy nhiên, tựu trung lại, có 3 kịch bản cơ bản như sau:
Kịch bản thứ nhất - Kịch bản tích cực: Trong điều kiện vắc-xin khống chế được đại dịch COVID-19; Bầu cử Tổng thống Mỹ có kết cục bình ổn; Quan hệ kinh tế quốc tế bình ổn; Các gói hỗ trợ kinh tế của các quốc gia, tổ chức quốc tế hoạt động tích cực; Thế giới không xuất hiện thêm các bất thường mới... kinh tế dự báo sẽ phục hồi theo kịch bản chữ V. Tăng trưởng GDP toàn cầu có thể đạt mức 5-6% trong năm 2021. Đây là kịch bản tất cả các bên có liên quan đều mong muốn.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả này, cần có sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan, cũng như hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi để kinh tế thế giới bước ra khỏi giai đoạn khó khăn nhất. Nếu chỉ một trong số các điều kiện không thuận, dự báo trên trở nên khó khả thi.
- Kịch bản thứ 2 - Kịch bản cơ bản: Đây là kịch bản mọi yếu tố đều không có những đột biến. Điều này có nghĩa là, tình hình dịch bệnh vẫn tiến triển nhưng không đột phá. Tình hình chính trị - xã hội thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế không biến động bất thường. Các gói kích thích kinh tế và các chính sách kinh tế đảm bảo cho kinh tế phát triển nhưng không đột phá. Khi đó, kinh tế thế giới, khu vực và các quốc gia sẽ phát triển đi ngang theo các biên độ nhỏ phụ thuộc vào tình hình cụ thể mỗi quốc gia. Đây là phương án có nhiều khả năng xảy ra, tuy không như nhau giữa các quốc gia nhưng cũng không có những nguy cơ tiềm tàng.
- Kịch bản thứ 3 - Kịch bản tiêu cực: Dịch bệnh tiếp tục không được kiểm soát. Tình hình chính trị xã hội thế giới diễn biến phức tạp. Quan hệ kinh tế quốc tế có những diễn biến nằm ngoài dự kiến. Các chính sách và gói kích thích kinh tế gặp khó khăn trong triển khai hoặc không triển khai đúng dự kiến. Thế giới gặp những biến động mới ngoài dự kiến. Chỉ một hoặc một vài, thậm chí là tất cả trong các yếu tố này xảy ra, tình hình kinh tế thế giới hoặc một vài khu vực, một vài quốc gia sẽ lâm vào khủng hoảng hoặc chí ít, khó khăn. Đây là kịch bản không mong muốn của tất cả các bên hữu quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều bất thường đã và đang xảy ra, nên vẫn phải tính đến.
Phương Anh (tổng hợp)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt