Chủ tịch UBND xã Thanh Phong nói gì khi bị tố dọa nạt, gây khó dễ cho dân?
(THPL) – Liên quan đến phản ánh của một số hộ dân ở thôn Tân Phong, xã Thanh Phong ( huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) phản ánh việc Chủ tịch UBND xã Thanh Phong có những lời lẽ thiếu chuẩn mực, đồng thời có dấu hiệu gây khó khăn khi làm thủ tục giấy tờ, không thực hiện giao đất để thực hiện dự án KĐT Hưng Hòa, mới đây, Chủ tịch UBND xã Thanh Phong đã có thông tin đến báo chí.
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» Quảng Bình: Thanh tra Sở NN&PTNT vào cuộc sau bài phản ánh của TH&PL
» Đồng Nai: UBND huyện Long Thành giải quyết đơn thư của người dân nhanh gọn, hiệu quả
» Tác hại khôn lường nếu tái sử dụng đơn thuốc cũ
Nội dung đơn thư của người dân thôn Tân Phong, xã Thanh Phong (huyện Thanh Liêm, Hà Nam) phản ánh: Dự án KĐT Hưng Hòa bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2012. Đến năm 2017, dự án tiến hành kiểm kê, đền bù bồi thường giải phóng mặt bằng.
Theo một số người dân, trong quá trình thu hồi đất, họ không hề nhận được thông báo bằng văn bản. Trên thực tế, chỉ có ông Vinh - Trưởng thôn Tân Phong, dẫn đoàn của huyện đến từng nhà dân để thực hiện việc kiểm kê tài sản. Sau đó, các hộ dân có nhận được văn bản kiểm kê, tuy nhiên còn thiếu rất nhiều tài sản.
Trước sự việc này, các hộ dân đã bổ sung thêm thông tin ra mặt sau của tờ kiểm kê rồi mang ra nhà trưởng thôn để nộp.
Đến năm 2018, bên bộ phận kiểm kê của huyện về kiểm kê lại tài sản của các hộ dân lần 2, đồng thời gửi bản áp giá về cho các hộ dân. Các hộ dân nhận thấy đơn giá đền bù quá thấp nên đã có đơn gửi UBND xã Thanh Phong giải quyết. Phía UBND xã sau đó đã mời đại diện các hộ dân thuộc diện đền bù đến UNND xã làm việc.
Chị T.T.N, một người dân sinh sống tại thôn Tân Phong cho biết: “Tháng 5/2019, đại diện Ban quản lý dự án và cán bộ xã (có ông Nguyễn Văn Khương – Trưởng Công an xã, nay là Chủ tịch UBND xã Thanh Phong) đến từng nhà chi trả tiền đền bù thì liên tục giục kí nhanh rất nhiều loại giấy tờ, không cho người dân kiểm tra bất kì loại giấy tờ nào trước khi kí.
Cũng theo chị T.T.N, thời điểm đoàn cán bộ đến hộ dân chi trả tiền đền bù, ông Nguyễn Văn Khương liên tục thúc ép người dân nhận tiền đền bù bằng những câu đe dọa, gây khó. Đặc biệt, không thực hiện việc giao biên bản làm việc của buổi nhận tiền đền bù cho hộ dân.
Theo phản ánh của một số người dân, ngay sau buổi chi trả tiền đền bù, các hộ dân nhận thấy cách thức chi trả và làm việc không đúng thủ tục hành chính, không công khai, minh bạch nên đã có đơn kiến nghị gửi lên UBND huyện Thanh Liêm.
Sau khi người dân gửi đơn lên huyện, tháng 9/2019, ông Vinh mới gửi lại các giấy tờ mà người dân đã kí trong buổi chi trả tiền đền bù hồi tháng 05/2019. Tuy nhiên, khi kiểm tra lại giấy tờ này, người dân lại nhận thấy có một số chi tiết không đúng với thực tế (việc chi trả tiền cho dân tại từng hộ nhưng trong biên bản lại ghi là buổi làm việc dưới UBND xã ….).
Ngoài chị T.T.N, một người dân trong thôn là anh Hoàng Văn Cường cũng phản ánh: “Ngày 23/05/2019, Chủ tịch xã Thanh Phong Nguyễn Văn Khương (thời điểm đó là Trưởng Công an xã) có gọi bố đẻ của tôi là Hoàng Văn Túc xuống nhà ông Khương để nhận tiền đền bù, số tiền là 300 triệu. Ông Khương đề nghị bố tôi kí vào biên bản. Tuy nhiên thực tế bố tôi không hề hay biết mình nhận tiền đền bù gồm các danh mục nào. Trong khi đó phía chủ đầu tư KĐT Hưng Hòa lại báo cho bố tôi biết rằng, ngày 24/05/2019, đại diện đơn vị này sẽ tới nhà mà vợ chồng tôi đang ở để gặp và chi trả tiền đền bù theo khung giá mới. Việc này khiến gia đình chúng tôi lấy làm khó hiểu. Rõ ràng đang có sự thiếu đồng nhất giữa UBND xã Thanh Phong và đơn vị chủ đầu tư dự án”.
Cũng theo anh Hoàng Văn Cường, ngày 28/10/2020, UBND xã Thanh Phong cử đại diện là PCT xã Thanh Phong (ông Học) đưa theo máy xúc, máy ủi bất ngờ đỗ trước cổng nhà anh để giải phóng mặt bằng (phần đất của hộ ông Hoàng Văn Túc).
Lúc này, mẹ anh Hoàng Văn Cường đã yêu cầu đoàn làm việc xuất trình các giấy tờ, biên bản thỏa thuận giải phóng mặt bằng…bất ngờ bị ông Vinh - Trưởng thôn Tân Phong xông vào giằng co, tát và đẩy mẹ tôi ngã đập đầu xuống đường, gây ra chấn thương.
“Chiều 29/10/2020, ông Vinh - Trưởng thôn Tân Phong dẫn theo con trai và 1 tốp thanh niên xăm trổ đến, cưỡng chế gia đình tôi với lí do được ủy quyền về dọn đất và dọn vườn hộ ông Hoàng Văn Túc. Khi tôi ra yêu cầu xem giấy ủy quyền, ông Vinh đã không cho xem, ngược lại có hành vi nạt nộ. Sau đó, ông ấy cùng cho máy xúc vào để phá tài sản gia đình tôi. Tôi là người khuyết tật, bản thân không còn khả năng lao động, đang ra trao đổi thì bất ngờ bị ông Vinh cùng nhóm người trên xông vào kéo tay, đánh, bóp cổ khiến tôi không thở được. Sau đó tôi bị đẩy ngã, ngất xỉu tại cổng nhà”, anh Hoàng Văn Cường cho biết.
Để làm rõ hơn nội dung phản ánh của chị T.T.N, anh Hoàng Văn Cường cùng một số hộ dân tại thôn Tân Phong, Phóng viên đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Khương – Chủ tịch UBND xã Thanh Phong.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND xã Thanh Phong cho rằng: Phóng viên phải xác minh xem người làm đơn là người thế nào. Họ (người làm đơn) đã thu tiền người dân để đi kiện. Đứng đằng sau các đơn thư này là bà Vũ Thị Bình. Thời gian qua, bà Bình đã liên tục đi kiện.
Theo Chủ tịch UBND xã Thanh Phong, nhà bà Vũ Thị Bình cũng nằm trong diện 52 hộ dân được giải toả, tuy nhiên xã chưa đến giải phóng mà tiến hành giải phóng ở các hộ dân khác trước. Chắc vì việc này mà bà Bình bức xúc, xúi giục một số hộ dân, trong đó có hộ ông Hoàng Văn Túc (con trai là Hoàng Văn Cường) đi kiện.
“Anh vừa làm chủ tịch được mấy tháng, lúc giải phóng mặt bằng vào những năm 2017, 2018, 2019 anh đã làm chủ tịch đâu. Chức năng của Trưởng công an xã chỉ có bảo vệ, đi giải toả chứ anh làm gì có quyền”, Chủ tịch UBND xã Thanh Phong phân trần.
Liên quan đến việc bị tố thúc ép người dân ký nhanh để nhận tiền, Chủ tịch UBND xã Thanh Phong cho rằng: Ở đây chỉ có việc hóng hớt xong đi kiện, chứ làm gì có chứng cứ ép hộ dân nào. Vì thế việc này Chủ tịch UBND xã không nhất thiết phải trả lời vì không có chức năng nhiệm vụ.
“Lúc bấy giờ, anh mới là trưởng công an không có chức năng nhiệm vụ ép ai, bắt ai. chỉ là đi cùng đoàn. Có hay chăng chỉ có phối, kết hợp tuyên truyền với người dân, với tư cách là cán bộ Uỷ ban phụ trách…”, Chủ tịch UBND xã Thanh Phong nói.
Chủ tịch UBND xã Thanh Phong cho biết thêm, sau một thời gian không đi giải phóng mặt bằng, Chủ tịch UBND huyện có họp giao cho Trung tâm quỹ đất và UBND xã tiếp tục tuyên truyền đến người dân, bàn giao mặt bằng.
Tại cuộc họp hôm thứ nhất, trao đổi về việc những hộ bàn giao mặt bằng sớm sẽ hỗ trợ thêm một phần kinh phí, tiền thuê nhà từ đó đến bây giờ sẽ được hỗ trợ. Riêng nhà ông Túc được hỗ trợ 20 triệu và 9 tháng thuê nhà tiếp theo. Đúng ra, hộ ông Túc đã lấy tiền đền bù thì sẽ không được lấy tiền hỗ trợ thuê nhà. Tuy nhiên, công ty vẫn xem xét trả 9 tháng hỗ trợ tiền nhà và 20 triệu.
“Ông Túc hiện không ở đây, đang ở phường Thanh Tuyền. Đoàn trực tiếp lên nhà ông Túc chứ anh không lên đó. Hôm ấy, có Phó Chủ tịch đi cùng với đoàn. Ông Túc làm văn bản nhận tiền. Đến 2h chiều, ông Túc xuống bàn giao mặt bằng thì bà Bình (gọi là hàng xóm, trước đây là vợ ông Túc) ra chửi bới. Ông Túc đang cầm cái nạng định giơ lên đánh bà Bình nhưng bị bà Bình túm ngang cổ áo, chân nọ vướng chân kia nên ngã ra. Ngay lúc đó, ông Vinh trưởng thôn thấy vậy cũng cầm áo bà Bình giật lại để không cho bà Bình lao vào đánh ông Túc thì bà ấy ngã ra, chứ không phải đánh”, Chủ tịch UBND xã Thanh Phong khẳng định.
Theo Chủ tịch UBND xã Thanh Phong, kể từ hôm đền bù đến ngày hôm nay mình chưa vào nhà các hộ dân trên, kể cả đợt thu hồi, chỉ có hôm đến trả tiền thì đến theo đoàn.
Khi được hỏi, hôm 29/10/2020, ông Vinh và con trai có dẫn theo một số thanh niên xăm trổ đến nhà ông Túc và đánh anh Cường, phía xã có nắm bắt được hay không?, Chủ tịch UBND xã Thanh Phong cho biết: Về việc này có đơn tố cáo rồi. Phía huyện đã có kết luận thanh tra. Hôm đó bọn anh không đi làm, không liên quan. Còn việc đánh ngất người dân, cũng đã có đơn tố cáo, việc này các em nên làm việc với công an huyện.
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!
Diệu Huyền - Thanh Tầm
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt