17:13 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Chỉ số hiệu quả logistics của Việt Nam tăng lên vị trí thứ 3 trong ASEAN

| 08:18 03/11/2018

(THPL) - Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), so với các nước trong ASEAN, Chỉ số hiệu quả của logistics (LPI) của Việt Nam đã từ vị trí thứ 5 vươn lên để đạt vị trí thứ 3.

Theo tạp chí Thuế, dẫn chứng chỉ số hoạt động logistics (LPI) của Việt Nam do Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá giữa năm 2018, CIEM cho biết, hiệu quả logistics của Việt Nam trong thời gian qua có cải thiện tốt với chỉ số LPI được WB xếp hạng 39/160 nền kinh tế. Thậm chí, một số chỉ số đánh giá cụ thể như hiệu quả của quá trình thông quan; khả năng theo dõi và truy xuất các lô hàng; mức độ đảm bảo về thời gian của các lô hàng từ điểm chuyển đến điểm đích…đều cải thiện đáng kể về thứ bậc xếp hạng so với đánh giá của WB năm 2016. Đáng chú ý, hiệu quả LPI của Việt Nam được đánh giá là cải thiện nhiều nhất trong một thập niên qua và đã vươn từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong ASEAN, xếp sau Singapore và Malaysia.

vietnamconhungloithegidephattriendichvulogistics198972_FRCF
Chỉ số hiệu quả của logistics của Việt Nam đã tăng 2 bậc. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, trở ngại. Bên cạnh các vấn đề về cơ sở hạ tầng không đồng bộ, thiếu kết nối; quy mô DN logistics còn nhỏ; phát triển và ứng dụng CNTT trong các DN logistics còn thấp…thì các rào cản về điều kiện kinh doanh cũng đang là một trong những nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển của DN nói riêng và ngành logistics nói chung.

Theo báo Công luận, cũng theo CIEM, Việt Nam đang được coi là một trong những thị trường có hiệu suất dịch vụ logistics tốt hơn các thị trường có mức thu nhập tương đương. Tuy nhiên, áp lực về ngành dịch vụ có chi phí đắt đỏ chưa giảm, thời gian thông quan vẫn còn dài, chi phí cao, thủ tục quản lý chuyên ngành vẫn còn ảnh hưởng tới hoạt động logistics. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của ngành logistics còn nhiều trở ngại như cơ sở hạ tầng phát triển không đồng đều, thiếu kết nối; thành phần dịch vụ logistics lớn nhất là vận tải biển chủ yếu thuộc về các hãng tàu biển quốc tế với phụ phí của các hãng tàu ngày càng tăng…

Nhận thấy tầm quan trọng của ngành logistics, trong thời gian qua, Chính phủ đã có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí của ngành. Theo LPI, trong năm qua, ngành logistics của Việt Nam đã có những cải thiện tốt và được xếp vào nhóm trên cùng với đó là chỉ số thuận lợi hóa thương mại của Việt Nam đã được xếp hạng nhóm giữa trên toàn cầu. Mức độ cải thiện thứ hạng LPI của Việt Nam năm 2016 xếp thứ 64 và năm 2018 xếp thứ 39, là mức cải thiện cao nhất trong hơn thập niên qua.

Để tạo điều kiện phát triển ngành logistics, Chính phủ và các bộ, ngành đã có giải pháp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hóa hoạt động như: Thực hiện việc quy hoạch xây dựng bãi xe containers, xe tải đảm bảo thuận lợi cho vận tải hàng hóa; Thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm 50% các điều kiện kinh doanh, cắt giảm 50% các mặt hàng phải kiểm tra theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời thực hiện xây dựng và phát triển sàn giao dịch vận tải, tận dụng vận chuyển hai chiều, hạn chế container rỗng…

Theo Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) logistics vốn được coi là xương sống của thương mại quốc tế. Dịch vụ logistics có chi phí thấp và khả năng đáp ứng cao yêu cầu của khách hàng sẽ thúc đẩy thương mại trong và ngoài nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế quốc gia. Cũng theo thống kê, đối với các nước có cùng thu nhập đầu người thì quốc gia nào có hoạt động logistics tốt nhất sẽ tạo thêm 1% tăng trưởng cho GDP và 2% tăng trưởng cho lĩnh vực thương mại.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu