16:01 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Cần sự thấu hiểu và phối hợp tốt hơn nữa giữa DN và ngân hàng

08:42 07/05/2020

(THPL) - Trong khó khăn vì dịch Covid- 19, rất nhiều chính sách hỗ trợ tài chính đã được Chính phủ đưa ra. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, việc triển khai còn chưa thiết thực và hiệu quả. Tại phiên họp báo thường kỳ mới đây của Chính phủ, đại diện Ngân hàng nhà nước đã có một số giải thích như sau.

Trên thực tế, ngay sau khi Thủ tướng có văn bản chị đạo tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi dịch COVID-19 xảy ra, NHNN đã triển khai rất sớm các giải pháp thiết thực đối với các tổ chức tín dụng. Kết quả triển khai trong thời gian vừa qua rất đáng kể.

Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, toàn hệ thống đã cơ cấu được cho 170.746 khách hàng. Miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho 14.372 khách hàng. Hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho 318.528 khách hàng với mức hạ lãi suất phổ biến từ 0,5-2%, Cho vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn so với lãi suất cho vay trước dịch khoảng từ 1-2% cho 147.637 khách hàng. NHNN cũng điều chỉnh giảm phí thanh toán điện tử liên ngân hàng để từ đó các tổ chức  giảm phí với người dân…Ước tính số phí giảm năm 2020 lên đến trên 1000 tỷ đồng. 

Cần thấu hiểu và phối hợp hơn nữa giữa doanh nghiệp và ngành ngân hàng trong khó khăn chung vì dịch Covid -19

Liên quan đến chủ đề doanh nghiệp tiếp cận vốn khó khăn và quan điểm của Thống đốc là không hạ chuẩn cho vay được giải thích như sau.

Dịch COVID-19 xảy ra đã tác động đến một diện rất rộng các doanh nghiệp và người dân. Cả trực tiếp lẫn gián tiếp, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tài chính ở 2 góc độ. Thứ nhất là các tổ chức tài chính cũng là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp nên khi doanh nghiệp và người dân bị ngưng trệ hoạt động thì đồng nghĩa với việc là nguồn thu dịch vụ của các tổ chức tài chính cũng sẽ bị giảm xuống, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các tổ chức tài chính.

Góc độ thứ hai rất quan trọng, đó là tổ chức tài chính là trung gian tài chính, là tổ chức nhận tiền gửi của doanh nghiệp và người dân và cho doanh nghiệp và người dân vay. Khi doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng không có nguồn thu thì đồng nghĩa với việc khó khăn trong việc trả nợ và theo đó ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các tổ chức tài chính. Khi nợ xấu phát sinh thì các tổ chức tài chính phải trích lập dự phòng rủi ro và do đó cũng làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bài toán là làm sao để NHNN thực hiện các giải pháp để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và người nhưng vẫn phải đảm bảo hoạt động của các tổ chức tài chính, không được phá vỡ các tiêu chí về an toàn hoạt động của các tổ chức tài chính. Nếu như hạ chuẩn cho vay hoặc phá vỡ các tiêu chí về đảm bảo an toàn thì hệ thống các tổ chức tài chính sẽ đối mặt với nguy cơ bất ổn trở lại như đã từng xảy ra trong giai đoạn trước đây.

Suy cho cùng khi hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng thì cũng sẽ tác động và gây hệ lụy rất lớn đối với nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cũng như người dân cần thấu hiểu được những cái khó của hoạt động ngân hàng. Cần có các giải pháp bổ sung để tháo gỡ khó khăn chung, ví dụ như để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng cho doanh nghiệp và người dân thì có thể thúc đẩy việc bảo lãnh của Chính phủ cho doanh nghiệp. Hy vọng trong thời gian các doanh nghiệp cũng như các bộ, ngành, các tổ chức tài chính sẽ phối hợp và cân nhắc những giải pháp tích cực hơn.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu