17:18 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nợ hơn 1,5 triệu tỷ đồng

| 08:28 21/10/2018

(THPL) - Tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là hơn 1,53 triệu tỷ đồng, tăng 1,3% so với 2016 và chiếm hơn một nửa tổng tài sản của số đơn vị này.

Theo báo VnExpress, Báo cáo Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa gửi Quốc hội cho thấy, tổng tài sản của 526 doanh nghiệp Nhà nước đến hết năm tài chính 2017 tăng 3%, đạt hơn 3 triệu tỷ đồng.

Trong đó các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con gần 2,8 triệu tỷ đồng; còn lại trên 239.000 tỷ đồng thuộc về số công ty TNHH MTV.

Trong khi đó, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty hơn 1,53 triệu tỷ đồng, tăng 1,3% so với 2016 và chiếm hơn một nửa tổng tài sản của số đơn vị này. Bình quân hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 1,25 lần, song cũng có những đơn vị tỷ lệ này là hơn 3 lần.

doanh nghiệp Nhà nước
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có nợ phải thu lớn nhất với gần 7.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Internet

Nợ vay từ các ngân hàng trong nước hơn 486.000 tỷ đồng, tăng 4,3% so với 2016. Trong đó vay ngắn hạn trên 200.600 tỷ; dài hạn hơn 285.400 tỷ đồng.

Một số tập đoàn, tổng công ty có số nợ vay từ các ngân hàng lớn, như PVN hơn 146.580 tỷ đồng; EVN hơn 132.000 tỷ; TKV gần 48.700 tỷ; Viettel gần 43.500 tỷ; Vinachem gần 28.420 tỷ đồng...

Ngoài vay từ các nhà băng trong nước, các doanh nghiệp Nhà nước cũng vay khá nhiều từ các tổ chức tài chính nước ngoài, gần 616.000 tỷ đồng. Một số công ty mẹ có số vay và nợ thuê tài chính nước ngoài lớn như Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gần 211.200 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 19.400 tỷ; Công ty mẹ - Tập đoàn Than & khoáng sản Việt Nam (TKV) gần 17.400 tỷ đồng... 

Tuy nhiên, các công ty mẹ đều đảm bảo cân đối giữa tổng nợ phải trả với tổng vốn và vốn chủ sở hữu, cũng như đảm bảo đủ khả năng trả nợ ngắn hạn, lãi nợ vay.

Cùng với nợ phải trả lớn, các "ông lớn" cũng có những khoản nợ phải thu tăng 13% so với 2016, hơn 409.000 tỷ; trong đó nợ khó đòi là trên 14.000 tỷ đồng.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có nợ phải thu lớn nhất gần 7.000 tỷ đồng; Tập đoàn Cao su Việt Nam gần 1.600 tỷ đồng; Tập đoàn Than & khoáng sản Việt Nam (TKV) 458 tỷ; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 308 tỷ đồng; Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) 298 tỷ; Tổng công ty Sông Đà 283 tỷ ...

Trong hơn 427.000 tỷ đồng nợ phải thu của các công ty mẹ, gần 7.600 tỷ là nợ khó đòi. PVN là tập đoàn có khoản nợ khó đòi lớn nhất, gần 2.400 tỷ đồng; kế đến là Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) 946 tỷ; Công ty mẹ - Vinachem 695 tỷ; Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone 510 tỷ ...

Dù vậy, hệ sống vòng quay các khoản phải thu của công ty mẹ lớn hơn 1 (1,71 lần) nên dòng tiền thu hồi nợ vẫn đủ luân chuyển cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, các tập đoàn, tổng công ty cũng trích lập dự phòng nợ khó đòi hơn 12.000 tỷ, trong đó công ty mẹ gần 7.400 tỷ đồng.

Theo báo Sài Gòn giải phóng, tuy nhiên, các chỉ tiêu về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 của các doanh nghiệp Nhà nước đều có xu hướng tăng so với năm 2016.

Tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2017, có 526 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp nhà nước). Tổng tài sản của khối này là trên 3 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với thực hiện năm 2016. Vốn chủ sở hữu là 1,37 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2016. Tổng doanh thu đạt trên 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện năm 2016. Lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 167.579 tỷ đồng, tăng 26%.

Đáng lưu ý, tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp/vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) bình quân chung của các doanh nghiêp nhà nước năm 2017 là 10,2% (năm 2016 là 7,6%). Tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp/tổng tài sản (ROA) bình quân chung năm 2017 là 7,4% (năm 2016 là 5,7%)…

Chính phủ thắng thắn thừa nhận rằng, so với khu vực doanh nghiệp khác và so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề kinh doanh thì kết quả trên tuy có tiến bộ, nhưng chưa tương xứng với nguồn lực vốn, tài sản đã giao cho các doanh nghiệp Nhà nước (trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên).

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu