13:00 ngày 23/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Các địa phương chủ động ứng phó, không để nông sản tồn đọng do dịch Covid-19

09:32 11/05/2021

(THPL) - Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm hàng tồn kho nông sản tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra một loạt kiến nghị, giải pháp.

Hiện dịch COVID-19 đã và lan rộng ra 26 tỉnh, thành phố. Một số địa phương đã thực hiện phong tỏa diện hẹp từng khu vực, cách ly xã hội diện rộng để chặn sự lây lan của dịch. 

Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trong năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến ngành nông nghiệp, trong khi đó ngành vẫn vướng nút thắt về tín dụng khi không tiếp cận được các gói tín dụng lãi suất thấp, nhất là với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp cũng phản ánh về áp lực về chi phí sản xuất, thuế, phí do thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh đứt đoạn, lợi nhuận suy giảm trong thời kỳ dịch bệnh và thương mại gián đoạn.

Ngoài ra, hệ thống logistics kho lạnh chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản tươi và chế biến xuất khẩu. Nguồn cung về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bị thiếu hụt vì hạn chế vận chuyển; một số dự án đầu tư dây chuyền sản xuất bị đình trệ do phải chờ thiết bị ngoại nhập, tư vấn nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật...

Các địa phương chủ động ứng phó, không để nông sản tồn đọng do dịch (ảnh minh họa)

Trong năm 2021, để tháo gỡ những khó khăn, phòng ngừa tình trạng tồn kho nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có đề xuất với các Bộ, các địa phương về một số giải pháp hỗ trợ nông dân trong tình hình mới.

Báo VTV News thông tin, theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị chức năng tại địa phương phối hợp với các bộ ngành, hiệp hội ngành hàng theo dõi, nắm bắt thông tin diễn biến cung cầu thị trường nông sản, đặc biệt là các sản phẩm trồng trọt đang vào vụ thu hoạch.

Các địa phương cần triển khai tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản bằng các hình thức phù hợp (trực tuyến), đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh; đồng thời, phối hợp với các cơ quan Thương vụ, ngoại giao, Ban quản lý các cửa khẩu kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu nông sản trước diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19.

Ngoài ra Bộ Nông nghiệp cũng đề nghị các Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu thêm nhiều chính sách thúc đẩy quá trình tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch COVID-19 ngày càng phức tạp.

Tại Bắc Giang, theo ông Dương Thanh Tùng - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp không thể chủ quan. Trong khi đó, vụ vải thiều năm 2021 đang gần đến mùa thu hoạch, nếu không chủ động có các giải pháp lưu thông, tiêu thụ, sẽ rất nhiều rủi ro. Ngoài ra, Bắc Giang còn nhiều loại nông sản có giá trị khác. Theo đó, việc lưu thông, tiêu thụ sản phẩm sẽ tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch, đảm bảo đúng quy trình khử khuẩn, đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch. Có như vậy mới có thể vừa giải quyết được bài toán tiêu thụ nông sản và chống dịch hiệu quả.

Còn theo ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Vina T&T Group cho hay, về công nghệ chế biến, hiện nay các doanh nghiệp chế biến nông sản trong nước có dư sức để làm. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, trong trường hợp xấu nhất phải giãn cách, thì vấn đề bảo quản, lưu trữ sau thu hoạch càng trở nên bức thiết.

Liên quan đến những vấn đề trên, báo Lao Động thông tin, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho rằng: Cục Xúc tiến thương mại sẽ đẩy mạnh các hoạt động kết nối giữa nhà sản xuất với các hệ thống phân phối, các tổ chức XTTM và nhà nhập khẩu nước ngoài cả bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Trong đó, huy động hệ thống tham tán vào cuộc, phối hợp với Cục để tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu trọng điểm, đồng thời tăng cường quảng bá thương hiệu ngành hàng, nhóm nông sản trên các thị trường sở tại bằng các hình thức phù hợp.

Cũng theo ông Phú, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và rất nguy hiểm hiện nay, để tiêu thụ hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng an toàn, hiệu quả, cần đặc biệt quan tâm hợp tác với các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử.

Thông tin về việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, tránh lặp lại tình trạng nông sản ứ thừa phải đổ bỏ như tại Hải Dương trước đây, ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, hiện nay Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) và Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) chịu được giao chịu trách nhiệm hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo an toàn phòng chống dịch và không để bà con nông dân bị thiệt hại do nông sản bị đổ bỏ, ứ thừa. Các bộ, ngành cũng đẩy mạnh hướng dẫn bà con nông dân áp dụng kỹ thuật số trong tiêu thụ sản phẩm.

Phương Linh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu