06:48 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Bế mạc Cuộc thi Âm nhạc Mùa thu - 2019

21:56 06/12/2019

9THPL) - Tối 05/12, trong không gianngập tràn màu sắc nghệ thuật hàn lâm tại Phòng hòa nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam số 77 Hào Nam, Hà Nội đã diễn ra Lễ Bế mạc Cuộc thi Âm nhạc Mùa thu – 2019.

PGS,TS Tạ Quang Đông,  Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tới dự và chỉ đạo. Tham dự Lễ Bế mạc còn có sự hiện diện của đại diện lãnh đạo các Học viện âm nhạc, Nhạc viện, Lãnh đạo các nhà hát trung ương, Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các thầy cô của các đơn vị đào tạo nghệ thuật âm nhạc, đại diện các cơ quan báo chí, các nhà tài trợ cùng toàn thể thí sinh tham gia cuộc thi.

Trước sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống xã hội trên toàn thế giới, đặc biệt là sự phát triển mang tính đột phá về công nghệ giải trí đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của tất cả các loại hình nghệ thuật biểu diễn, trong đó âm nhạc cổ điển thính phòng, nhạc kịch cũng không là trường hợp ngoại lệ. Trải qua một thời gian khá dài, được sự ủng hộ chỉ đạo nhiệt tình của Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với nhiều nỗ lực của Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và các đơn vị liên quan, Cuộc thi Âm nhạc Mùa thu - 2019 đã được khởi động trở lại. Tuy nhiên cuộc thi vẫn có sức thu hút mạnh mẽ. Gần 170 thí sinh trên mọi miền của đất nước đã cùng về tranh tài và toả sáng tại các bảng dành cho các độ tuổi khác nhau với các chuyên ngành Thanh nhạc, Độc tấu Piano, Violin và hoà tấu. Đây là thành công lớn của Ban Tổ chức bởi con số đó đã chứng minh được rằng âm nhạc cổ điển Việt Nam vẫn phát triển và tiếp cận được với các nền âm nhạc khác.

Trong khuôn khổ các hoạt động sự nghiệp nghệ thuật năm 2019 của Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cuộc thi Âm nhạc Mùa thu – 2019 được coi là một sự kiện quan trọng trong các hoạt động nghệ thuật. Là dịp để các thí sinh có điều kiện gặp gỡ, giao lưu, trao đổi và học hỏi lẫn nhau để nâng cao nhận thức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời cũng là cơ hội để mỗi thí sinh có thể phấn đấu thể hiện hết mình với những đam mê cháy bỏng dành cho âm nhạc cổ điển.

“Cuộc thi Âm nhạc Mùa Thu 2019” diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 30/11 đến ngày 05/12 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Gần 170 thí sinh của 04 Bộ môn Hoà tấu, Độc tấu Piano, Độc tấu Violin và Hát Thính phòng - Nhạc kịch đã cùng nhau đua tài trong không khí khát khao sáng tạo, nồng ấm tình bạn trước sự chứng kiến của Hội đồng Giám khảo, các thầy cô, sự cổ vũ nhiệt thành của khán giả yêu thích nghệ thuật âm nhạc hàn lâm.

Trong 5 ngày với 13 buổi trình diễn, các thí sinh đã đem hết sức mình, tập trung cao độ để thể hiện phần thi của mình. Ban Giám khảo đã làm việc với cường độ cao, tận tuỵ, miệt mài và công tâm nhằm đánh giá, lựa chọn ra những thí sinh có kết quả tốt nhất để vinh danh. Với mong muốn cuộc thi sẽ vươn tới một tầm cao hơn, các thí sinh, các nhà hoạt đông nghệ thuật bác học có thể thu lượm được nhiều ý kiến với những cách nhìn nhận khách quan hơn, vì vậy mà bên cạnh các Giáo sư, Tiến sĩ, các NSND, NSƯT và các giảng viên hàng đầu về dòng nhạc thính phòng cổ điển, Ban Tổ chức đã mời thêm các chuyên gia dầy dạn kinh nghiệm về các bộ môn Violin, Thanh nhạc và Piano đến từ các học viện nghệ thuật hàng đầu tại các nước Hungaria, Cộng hoà Pháp và Cộng hoà Liên bang Nga cùng tham gia các hội đồng. Qua đó cũng là cơ hội để các thí sinh, các nghệ sĩ của chúng ta có cơ hội giao lưu, tiếp xúc để học hỏi bổ sung thêm những kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp để tham gia hội nhập sánh vai với bạn bè quốc tế.

Thay mặt Hội đồng giám khảo của 4 bộ môn, NSND Nguyễn Quang Vinh, Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi đã đánh giá tổng kết về chất lượng cuộc thi. Trước hết về bộ môn Violin đã có 17 thí sinh đăng ký dự thi, tuy số lượng còn ít, nhưng các thí sinh đã trình diễn nghiêm túc, bảo đảm tính chuyên nghiệp cao. Tất cả các thí sinh đều trình bày các tác phẩm theo đúng qui định của cuộc thi. Hầu hết các thí sinh trình diễn có chất lượng tương đối cao, và trong cuộc thi đã xuất hiện một số tài năng trẻ đầy triển vọng, các em đã có những bước tiến về diễn tấu sân khấu, có bản lĩnh. Đặc biệt có những em đã diễn xuất có cảm xúc âm nhạc và thể hiện cá tính riêng của mình. Tuy nhiên, một số thí sinh khi biểu diễn vẫn bị hạn chế về chất lượng vì yếu tố tâm lý, bị áp lực sân khấu, mất bình tĩnh. Đây là nhược điểm lớn của thí sinh Việt Nam vì ít có cơ hội biểu diễn trước công chúng.

Về Thanh nhạc, với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình nghệ thuật giải trí, đặc biệt là dòng nhạc nhẹ, đã ảnh hưởng có phần lấn át dòng nhạc cổ điển, từ đó hát cổ điển thính phòng ít có cơ hội phát triển như trước. Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở đào tạo âm nhạc, phương pháp hát cổ điển vẫn còn được duy trì phát triển, bởi nó là cơ sở khoa học tạo điều kiện cho dòng hát nghiêm túc phát triển vững vàng. Trong đó phải kể đến Học viện Âm nhạc Quốc gia VN, Nhạc Viện Thành phố HCM, Học viện Âm nhạc Huế và các trường đại học lớn như trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội...v..v. Cuộc thi lần này, bên cạnh những gương mặt nổi tiếng quen thuộc đã xuất hiện rất nhiều giọng ca trẻ triển vọng và khá đa dạng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên sự ổn định trong thể hiện vẫn chưa được khẳng định, hoặc việc lựa chọn tác phẩm cho mình chưa phù hợp từ đó hạn chế thể hiện những ưu điểm nổi bật của mỗi cá nhân.

Với bộ môn Piano, số lượng các thí sinh tham gia đông đảo chiếm tỷ lệ cao và trải đều ở cả ba miền, số lượng các đơn vị tham gia cũng được tăng cường không chỉ nằm ở các nhạc viện mà còn thu hút được ở các trường nghệ thuật khác. Số lượng các thí sinh tham gia được trải đều ở các lứa tuổi trong các bảng đặc biệt là bảng A và B. Đặc biệt trong cuộc thi đã bộc lộ được nhiều tài năng đang ở độ tuổi rất trẻ, các em đã sớm làm chủ được kỹ năng và nghệ thuật Piano ở trình độ cao. Đây cũng chính là tiền đề cho khả năng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc tế nói chung và nghệ thuật piano nói riêng. Chúng ta có cơ sở và triển vọng để có thể đào tạo được người tài cho đất nước.

Với bộ môn Hòa tấu thính phòng Cuộc thi Âm nhạc Mùa thu - 2019 đã thật sự mở lại một sân chơi hướng tới tất cả các đối tượng diễn viên, giảng viên, sinh viên hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn, giảng dạy, học tập âm nhạc giao hưởng thính phòng. Thật tiếc là số lượng thí sinh tham gia lần này còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên các nhóm tham gia đã thể hiện khá tốt phần trình tấu của mình, điều đó cho thấy trình độ học thuật cũng như kỹ thuật sử dụng nhạc cụ của thí sinh là khá cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, Cuộc thi vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Không ít thí sinh vẫn chưa chuẩn bị tốt và kỹ lưỡng cho phần thi cuẩ mình nên đã ảnh hưởng đến kết quả chương trình dự thi.

Có thể thấy Cuộc thi Âm nhạc Mùa thu đã thực sự trở thành một hoạt động nghề nghiệp hết sức có ý nghĩ và có tầm quan trọng đối với các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Thông qua kết quả cuộc thi sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo phát hiện, đánh giá thực trạng để từ đó có cách nhìn đầy đủ hơn, chính xác hơn và cũng từ đó sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm phát hiện, đào tạo bồi dưỡng những tài năng âm nhạc góp phần phát triển chung cho nền nghệ thuật của đất nước. Hy vọng rằng Cuộc thi Âm nhạc Mùa thu sẽ được ủng hộ, phát triển mạnh mẽ để cùng đồng hành với sự phát triển chung của đất nước, Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh.


Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao giải cho các cá nhân đạt kết quả xuất sắc tại cuộc thi bao gồm giấy chứng nhận, tiền thưởng và hiện vật của các nhà tài trợ. Giải thưởng là tiền mặt của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng ủng hộ của các nhà tài trợ. Trị giá các giải thưởng như sau: Giải Nhất 14 triệu VND, Giải Nhì 10 triệu đồng, Giải Ba 6 triệu đồng, Giải Khuyến khích 3 triệu đồng, Giải cho người đệm đàn cho bộ môn Thanh nhạc và độc tấu Violin trị giá 6 triệu đồng.

Ban Tổ chức đã trao:

* 03 Giải đệm đàn Piano xuất sắc: Ths Trần Thái Linh - Giải đệm đàn cho Bộ môn Độc tấu Violin; ThS. NSƯT Trịnh Minh Trang; Ths Nguyễn Phương Hạnh - Giải đệm đàn Bộ môn Hát Thính phòng - Nhạc kịch.

* Giải của bộ môn Độc tấu Violin:

03 giải Ba: Phạm Xuân Bách, Nguyễn Văn Trọng (bảng B - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) và Phạm Đình Minh (bảng C - Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh); 02 giải Nhì: Phạm Bách  (bảng A – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), Vũ Khánh Linh (bảng C - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam); 02 giải Nhất: Nguyễn Nguyên Lê (bảng A - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), Tạ Khánh Linh (bảng C – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

* Giải của Bộ môn Hòa tấu: gồm 02 giải Ba: nhóm L’Espoir Trio (bảng A - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), nhóm Muca Brass Quintet (bảng B - Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội); 01 giải Nhì: nhóm Autumn Trio (bảng B - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam)

* Giải cho bộ môn độc tấu Piano:

- Bảng A: 02 giải Khuyến khích: Hồ Đắc Hoàng Lan (Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Trí Quang (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam); 02 giải Ba: Nguyễn Hoàng Vân (Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh), Trần Bảo Trân (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam); 02 giải Nhì: Nguyễn Đức Kiên (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), Nguyễn Trần Phương Vy (Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh), 01 giải Nhất: Võ Minh Quang (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

- Bảng B: 02 giải Khuyến khích: Đặng Thái Vũ (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), Đoàn Trần Thủy Tiên (Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh); 03 giải Ba: Đào Vũ Nhiên Hương (Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh), Lê Minh, Nguyễn Trí Đức (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam); 02 giải Nhì: Vũ Minh Duy (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), Hồ Lê Đăng Khoa (Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh); 02 giải Nhất: Phạm Lê Phương, Nguyễn Chúc An (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

- Bảng C: 02 giải Khuyến khích: Vũ Công Tuấn (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), Lê Hoàng Thịnh (Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh); 01 giải Ba: Hồ Thiên Phước (viện Thành phố Hồ Chí Minh).

* Giải cho Bộ môn Hát Thính phòng – Nhạc kịch:

Bảng A: 02 giải Khuyến khích: Nguyễn Minh Huyền, Phạm Hoàng Hà (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam); 02 giải Ba: Phạm Phương Khanh (Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh), Nông Thị Trang (Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội); 01 giải Nhì: Nguyễn Thị Mai Chi (Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội); 01 giải Nhất: Nguyễn Đoàn Thảo Ly (Học viện Âm nhạc Quốc gia Hà Nội).

- Bảng B: 03 giải Khuyến khích: Phan Thị Dịu (Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh), Bùi Thị Trang (Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam), Nguyễn Thị Ngọc Hà (Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam); 02 Ba: Ngô Hương Diệp (Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam), Đinh Thị Trang (Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam); 02 giải Nhì: Nguyễn Huy Đức, Đào Thị Tố Loan (Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam); 02 giải Nhất: Phạm Khánh Ngọc (Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Quang Tú (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

Ngoài ra, các thí sinh được Hội đồng Giám khảo lựa chọn vào Vòng 2 của Cuộc thi được nhận Bằng Chứng nhận và quà của Nhà tài trợ.

Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao 03 Bằng khen cho các thí sinh thể hiện bài của tác giả Việt Nam xuất sắc tại Cuộc thi: Hồ Thiên Phước (bảng C, Bộ môn Độc tấu Piano Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh); Phan Thị Dịu (bảng B, Bộ môn hát Thính phòng Nhạc kịch - Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh); Nguyễn Thị Minh Thi (bảng A Bộ môn hát Thính phòng Nhạc kịch - Học viện Âm nhạc Huế); 03 Giải Triển vọng cho: Trần Bảo Trân  (bảng A Bộ môn Độc tấu Piano -  Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam); Nguyễn Nguyên Lê (bảng A Bộ môn Độc tấu Violin - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam); Ngũ tấu kèn đồng (bảng A Bộ môn Hoà tấu: Lê Anh Hoàng, Đặng Văn Chính, Vũ Tuấn Nam, Uông Anh Phước, Đặng Tùng Lâm - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Ngân An

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu