11:53 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray: Nỗ lực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng

13:42 24/03/2020

(THPL) - Với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và thực thi pháp luật trên lĩnh vực QLBVR và QLLS trên diện tích 56.249 ha, thuộc địa bàn 08 xã, 01 thị trấn thuộc 02 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Ban quản lý VQG Chư Mom Ray luôn tập trung tuyên truyền vận động nhân dân, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

Ban quản lý VQG Chư Mom Ray được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và thực thi pháp luật trên lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) và quản lý lâm sản (QLLS) trên diện tích 56.249 ha, thuộc địa bàn 08 xã, 01 thị trấn thuộc 02 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi.

Tổng số viên chức và người lao động (VC&NLĐ) đến thời điểm này là 108 người (trong đó viên chức: 60 người; hợp đồng lao động: 48 người), được bố trí cho các phòng chuyên môn gồm: phòng Tổ chức - Hành chính; phòng Kế hoạch - Tài chính; phòng khoa học & hợp tác quốc tế; Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (14 Trạm QLBVR và 02 tổ cơ động) và 01 đơn vị trực thuộc: Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Chư Mom Ray.

Rừng thứ sinh phục hồi tại Bar Gok và Rừng thứ sinh phục hồi với loài Săng lẻ tại Ja Book.

Trong những năm qua, đơn vị luôn tập trung thực hiện các nhiệm vụ: quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia BVR, PCCCR, xử lý vi phạm trên lĩnh vực QLBVR, QLLS; bảo tồn thiên nhiên; nghiên cứu khoa học; cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật trên diện tích vùng lõi VQG Chư Mom Ray là 56.249,2 ha.

Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đơn vị luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sâu sát của UBND tỉnh Kon Tum, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở NN&PTNT; sự phối hợp chỉ đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi; sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các xã, thị trấn vùng đệm, các đơn vị chức năng trên địa bàn hai huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi.

Nhận thức và vai trò, trách nhiệm của đa số các chính quyền và nhân dân vùng đệm trong công tác bảo vệ rừng được nâng cao, góp phần tích cực vào công tác QLBVR của đơn vị.

Tuy vậy, đơn vị cũng gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Cụ thể, do diện tích quản lý rộng, địa hình phức tạp, ranh giới VQG đa số là giáp ranh với các khu sản xuất và khu định cư của nhân dân, do đó sức ép tác động vào rừng rất lớn.

Công tác kiểm tra, quản lý bảo vệ rừng được tổ chức thường xuyên và liên tục.

Lực lượng bảo vệ rừng của đơn vị còn thiếu nhiều so với định mức quy định của Chính phủ, do đó công việc quá tải. Mặt khác đa số các trạm quản lý bảo vệ rừng nằm ở vùng sâu,  vùng xa, điều kiện giao thông, thông tin liên lạc,... còn khó khăn (còn 03 trạm chưa có sóng điện thoại; 05 trạm chưa có điện thắp sáng), trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công việc còn thiếu. Chính vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc của đơn vị trong thời gian qua.

Tài nguyên rừng VQG còn tồn tại nhiều loài động, thực vật quý hiếm (nhất là các loài gỗ lớn), giá cả thị trường của các loài động, thực vật ngày càng cao, do đó một bộ phận nhân dân bất chấp pháp luật để xâm hại vào rừng.

Các hành vi coi thường pháp luật, chống đối, hù doạ lực lượng bảo vệ rừng của các đối tượng vi phạm ngày càng manh động, đã làm ảnh hưởng đến tâm lý công tác của lực lượng bảo vệ rừng trong thời gian qua.

Bên cạnh đó các tuyến đường giao thông (Quốc lộ14C; đường tuần tra biên giới; tỉnh lộ 674, 675) đi qua vùng lõi VQG, các phương tiện lưu thông nhiều, do đó rất khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện và con người ra vào vùng lõi Vườn quốc gia.

Cùng với đó, trong năm 2019 thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, bất thường, lượng mưa thấp hơn mức trung bình cùng kỳ nhiều năm, nắng hạn kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng của đơn vị.

Hiện tại, lực lượng kiểm lâm của VQG đã được giải thể theo quyết định số 912/QĐ-UBND, ngày 28/8/2019, do đó chức năng xử lý vi phạm của lực lượng bảo vệ rừng không còn, việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực lượng cũng bị hạn chế,... do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Với sự nỗ lực, quyết tâm của Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, đơn vị đã kịp thời phát hiện 05 vụ vi phạm, ( giảm 11 vụ, tương đương giảm 68,75% về số vụ; giảm 96,9% về khối lượng so với năm 2018), Trong đó: Khai thác rừng trái phép: 03 vụ; Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng: 01 vụ; Vi phạm đưa phương tiện trái phép vào rừng: 01 vụ.

Tang vật tịch thu sung quỹ Nhà nước gồm: 0,182 m3 gỗ xẻ nhóm IIa;0,308 m3 gỗ xẻ nhóm III; 01 máy cưa xăng; ; 07 xe mô tô hai bánh độ chế. Tổng số tiền xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước là 32.700.000 đồng; tiền bán tang vật tịch thu sung quỹ Nhà nước là 8.500.000 đồng.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng tiếp nhận cứu hộ 14 cá thể động vật hoang dã do các cơ quan chức năng xử lý chuyển giao (Công an, Kiểm lâm các huyện). Tổ chức thả về môi trường tự nhiên 88 cá thể sau cứu hộ đủ điều kiện thả về môi trường tự nhiên; lưu giữ, chăm sóc, bảo tồn 122 loài lan rừng (1.864 giò); gieo ươm 3.000 cây bản địa (trắc, sao, dầu) để phục vụ cho công tác trồng bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm.

Hàn Hưng

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu