07:42 ngày 25/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Ba học sinh THCS tạo ra điện từ “sóng biển”

11:19 09/03/2017

(THPL) - Mô hình Sáng Chế hệ thống phát điện từ“ Sóng Biển” do ba học sinh ở Huế sang chế đoạt giải nhì cuộc thi sang tạo Thanh thiếu Niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 9 năm 2016 và giải Nhì lĩnh vực trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học của Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế năm học 2015 – 2016.

Ý tưởng tạo ra điện từ “ Sóng Biển”

Mô hình hệ thống phát điện từ sóng biển được nhiều người biết tới từ khi sản phẩm này được nhà trường phổ biến rộng rãi. Sản phẩm do 3 em: Trương Thị Tin, Phạm Chí Thanh, Đoàn Trọng Thành (học sinh trường THCS Hoàng Kim Hoán, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên–Huế) sáng chế.

Em Phạm Chí Thanh cho biết: “Quê em lúc trước nghèo không có điện đường, buổi tối thì không dám ra ngoài vì sợ tối, nên từ nhỏ chúng em đã có suy nghĩ tìm cách tạo ra điện để thắp sáng. Tình cờ em nhận thấy sóng biển có nhiều dạng năng lượng nên đã nãy ra ý định biến “sóng biển” thành điện”.

Mô hình đoạt giải nhì cuộc thi sáng tạo lần thứ 9 năm 2016 do Thừa Thiên Huế tô chức 

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, các em nhận thấy sóng biển mang nhiều dạng năng lượng khác nhau gồm cơ năng, động năng của luồng nước, thế năng do chênh lệch mực nước biển khi có sóng. Vì thế hiện nay trên thế giới có nhiều phương án thu năng lượng từ sóng biển nhưng hiệu quả vẫn chưa cao so với kinh phí đầu tư.

Ngoài ra, các bạn còn nhận thấy, các đề tài đều khai thác thế năng và để thu được nhiều điện năng phải thực hiện quy mô lớn.

Em Trương Thị Tin cho biết: “Mô hình của chúng em chỉ phù hợp với sóng nhỏ cao khoảng nửa mét, còn đối với sóng mạnh và sóng lớn thì chỉ cần tang diện tích tấm hứng sóng to hơn để phù hợp hoặc sử dụng cơ cấu chuyển động với tỉ lệ cao hơn hoặc có thể tăng trọng lượng của bánh đà mà không cần phải tang quy mô toàn hệ thống”.

Hoạt động của sản phẩm, đầu tiên tấm hứng sóng thu lấy động năng của ngọn sóng, động năng của sóng biển sẽ truyền đến cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi chuyển động tịnh tiến của bọ phận thu động năng thành chuyển động quay của bánh răng 1.

Bánh răng 1 sẽ truyền chuyển động qua bánh răng 2, vì bánh răng 1 có bán kính lớn hơn bánh răng 2 nên bánh răng 2 sẽ quay được nhiều vòng hơn. Bánh răng 2 sẽ truyền chuyển động cho máy phát điện.

Mô hình được hoàn thành và thực nghiệm trên biển

Bánh đà được gắn với bánh răng 2 sẽ làm cho máy phát điện quay được lâu hơn. Dòng điện tạo ra từ máy phát điện được đưa vào mạch sạc để sạc cho ắc quy. Khi nào cần sử dụng điện thì đấu dây điện với ắc quy để tạo ra điện.

Những khó khăn và mong muốn cung cấp điện cho hải đảo:

Em Trương Thị Tin chia sẻ: “Mong muốn của em là sản phẩm được sử dụng để thắp điện cho những nơi xa xôi, nơi chưa có điện như ngoài hải đảo, đặt biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là nơi mạng lưới điện quốc gia chưa phủ sóng điện hết được”.

Mô hình tạo ra dòng điện là vô tận, nếu phát triển sản phẩm thành ứng dụng tạo ra điện cho quốc gia và hầu như không ảnh hưởng đến môi trường nước.

Những khó khăn trong quá trình hoàn thành sản phẩm, thầy Trương Viết Muốn (giáo viên hướng dẫn) tâm sự: “quá trình hoàn thành sản phẩm nhờ sự đoàn kết và đam mê khoa học tôi và các em cùng nhau cố gắng, nhiều lúc sản phẩm làm song mà không phát ra điện nghĩ mãi không biết vì sao nhiều lúc cũng nãn, còn những lúc phải đợi ngày nắng để vận hành trên biển để kịp dự thi mà đợi mãi không thấy hửng nắng phải đánh liều thực nghiệm thực tế trên biển để đi thi, nhiều lúc sóng biển mạnh quá đánh văng cả mô hình, cả thầy và cả trò nhiều lúc muốn bỏ cuộc mà nhờ có nhà trường và phụ huynh động viên chúng tôi quyết tâm làm lại để đi thi”.

Thiên Trường

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu