19:17 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

20 Bộ xin tăng biên chế: Càng tinh giản càng...phình to

08:02 23/02/2017

(THPL) - 20 Bộ đồng loạt đề nghị tăng biên chế, chỉ có 2 Bộ xin giảm là Bộ Công thương và Bộ Nội vụ. Trong đó Bộ Công thương xin giảm hẳn một Tổng cục xuống thành Cục.

Sáng 22/2, Đoàn giám sát của Quốc hội khoá XIV tổ chức Hội thảo về khung chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chủ trương cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước. Hội thảo là một trong các hoạt động chuẩn bị cho Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.

Thông tin tại Hội thảo, ông Thái Quang Toản, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - biên chế (Bộ Nội vụ) cho biết: “Tính đến ngày 22/2, có đến 20 Bộ đồng loạt đề nghị tăng biên chế, chỉ có 2 Bộ xin giảm là Bộ Công thương và Bộ Nội vụ. Trong đó Bộ Công thương xin giảm hẳn một Tổng cục xuống thành Cục”.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc: “Nên sắp xếp còn 16 bộ” Ảnh: Nguyễn Nam

Về tình hình thực hiện biên chế từ năm 2014 đến ngày 30/10/2016, ông Nguyễn Văn Tùng - Vụ trưởng Vụ tổ chức điều lệ, Ban Tổ chức Trung ương cho biết: “Năm 2014, tổng số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước của các tổ chức trong hệ thống chính trị là 3.685.961 người”.

Các cơ quan quản lý biên chế của Trung ương giao năm 2016 là 3.725.559 người. Tuy nhiên tính đến ngày 30/10/2016, tổng số người hưởng lương, phụ cấp thực tế trong bộ máy của hệ thống chính trị là 3.734.302 người, vượt 8.743 người so với số được giao. "Như vậy dù có Nghị quyết của T.Ư, của Bộ chính trị nhưng số biên chế vẫn tăng chứ không giảm" - ông Tùng cho hay.

Theo ông Tùng, nguyên nhân chính khiến bộ máy ngày càng phình to có phần do người đứng đầu các cấp ủy ngại va chạm; việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn tình trạng “có lên không có xuống”, “có vào không có ra”, “biên chế suốt đời”, “chủ nghĩa bằng cấp”; thiếu cơ chế cạnh tranh trong đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện biên chế và quản lý biên chế còn buông lỏng. “Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý trách nhiệm người đứng đầu đối với cơ quan, tổ chức vi phạm quy định về biên chế” - ông Tùng nêu rõ.

Trước những bất cập trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, các đại biểu đồng tình cho rằng, cần mạnh dạn sắp xếp lại các bộ để tinh gọn hơn nữa. Dẫn chứng nhiều nước trong khối ASEAN chỉ có 15 bộ, các nước tiên tiến 12-13 bộ…, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc đề xuất Việt Nam sắp xếp lại còn 16 bộ là hợp lý.

 Minh Thảo (T/h)

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu