03:35 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

11 hãng ô tô kiến nghị được giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe nhập

Tú Anh (tổng hợp) | 09:17 27/10/2021

(THPL) - Trước tác động của dịch bệnh COVID-19, các nhà nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tại Việt Nam đã đề nghị việc giảm lệ phí trước bạ cần áp dụng chung cho cả xe lắp ráp trong nước (CKD) và xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU).

Theo kiến nghị, các nhà nhập khẩu ôtô tại Việt Nam (VIVA) gồm các thương hiệu như Audi, Porsche, Aston Martin, Jeep, Volkswagen, Volvo, Jeep, Jaguar & Land Rover, Ferrari, Subaru, Maserati cho rằng không công bằng khi ưu đãi lệ phí trước bạ cho ôtô chỉ dành cho loại sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Theo đó hôm 25/10, đại diện các hãng xe cùng ký tên trong bản kiến nghị gửi lên Chính phủ với mong muốn ưu đãi cần áp dụng cho cả xe nhập khẩu (CBU).

Đến nay, vẫn chưa có quyết định chính thức về việc giảm lệ phí trước bạ cho ôtô CKD, tất cả chỉ dừng lại ở mức đề xuất. Tuy nhiên kiến nghị của VIVA có đoạn: "Chúng tôi được biết rằng Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ lần thứ hai đối với riêng ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, nhằm hỗ trợ các công ty ôtô trong đại dịch COVID-19. Chỉ giảm 50% thuế trước bạ đối với các xe lắp ráp trong nước đã cho thấy hiệu quả, nhưng cũng là sự phân biệt đối xử ưu tiên xét trên toàn quốc".

11 hãng ô tô kiến nghị được giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe nhập. Ảnh minh họa

Theo báo VnExpress, đại diện VIVA cho biết, dịch COVID-19 ảnh hưởng chung đến tất cả các doanh nghiệp kinh doanh ôtô, cả lắp ráp lẫn nhập khẩu chứ không riêng hình thức nào. Vì thế, việc ưu đãi nên dành cho cả hai, xe CKD và xe CBU, cũng là hình thức hỗ trợ cho toàn cộng đồng. Chưa có quyết định chính thức nhưng nhiều đại lý ôtô thậm chí tư vấn với khách rằng xe lắp ráp sắp được giảm 50% lệ phí trước bạ.

Phó giám đốc kinh doanh một đại lý Honda tại TP.HCM cho biết, thông tin giảm lệ phí trước bạ cho xe CKD chưa có nhưng nhiều khách đã nghe từ nguồn riêng và nảy sinh tâm lý chờ đợi. Sau 1/10, thời điểm nới lỏng giãn cách xã hội, sức mua của thị trường vì thế phục hồi chậm.

Báo Tin tức cho hay, liên quan đến những kiến nghị trên, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu xử lý đề xuất này. Đến nay, các doanh nghiệp ô tô cũng như người tiêu dùng trong cả nước vẫn kỳ vọng Chính phủ sớm đồng ý việc giảm 50% lệ phí trước bạ như các doanh nghiệp đã đề xuất, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như hỗ trợ người tiêu dùng nhằm kích thích nhu cầu mua sắm những tháng cuối năm trong bối cảnh đại dịch.

Còn dưới góc nhìn của chuyên gia về ô tô, anh Vĩnh Nam cho rằng, việc giảm 50% lệ phí trước bạ là cơ hội tốt cho người tiêu dùng mua sắm sau đợt dịch kéo dài và cũng là cơ hội để giải phóng số lượng lớn xe tồn kho từ tháng 5 đến nay và cũng để doanh nghiệp tái sản xuất sau thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Theo chuyên gia này, các cơ quan chức năng cũng nên xem xét việc hỗ trợ một phần đối với các đơn vị nhập khẩu. Bởi các xe nhập khẩu thời gian qua cũng bị ảnh hưởng rất lớn đến giá thành do tác động từ việc thiếu chip sản xuất, chi phí logistic tăng cao cũng như các chi phí kho bãi, ngân hàng và các chi phí khác, nhưng giá bán xe cũng chưa điều chỉnh tăng do áp lực từ xe lắp ráp trong nước.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, cơ quan chức năng muốn có nguồn thu phải nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bởi trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, để phí và giá cao người dân sẽ không có tiền mua. Do đó, việc giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sẽ kích thích được nhu cầu của người tiêu dùng, qua đó đẩy mạnh được sản xuất, lưu thông hàng hóa, khôi phục đà tăng trưởng và có nguồn thu trở lại.

Tuy nhiên, việc chỉ giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước mà không giảm cho ô tô nhập khẩu cần xem xét thấu đáo để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tránh phân biệt giữa xe nội hay xe ngoại.

Tú Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu