Việt Nam đón 166 dự án FDI đầu tiên trong năm 2018
(THPL) - Đến thời điểm 20/1/2018, Việt Nam thu hút 166 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 442,6 triệu USD.
Tin liên quan
- Bánh kẹo, bia hàng Tết vẫn đang "ngóng" khách
Hàng trăm sản phẩm đặc sản, OCOP hội tụ, phục vụ người tiêu dùng dịp Tết tại TP. Hồ Chí Minh
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
Theo Tạp chí Diễn đàn đầu tư, báo cáo vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho biết, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/1/2018 thu hút 166 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 442,6 triệu USD (giảm 5,1% về số dự án và giảm 64,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017).
Bên cạnh đó, có 61 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 456,8 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt 899,4 triệu USD, giảm 36,8% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tháng 1/2018 ước tính đạt 1.050 triệu USD, tăng 10,5% so với tháng 1/2017.
Trong tháng còn có 415 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 356 triệu USD, tăng 54,7% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 212 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 199,1 triệu USD và 203 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 156,9 triệu USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các dự án cấp mới trong tháng tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt 330,6 triệu USD, chiếm 74,7% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 60 triệu USD, chiếm 13,5%; các ngành còn lại đạt 52 triệu USD, chiếm 11,8%.
Cả nước có 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong tháng 1/2018, trong đó TP.HCM có số vốn đăng ký lớn nhất với 86,2 triệu USD, chiếm 19,5% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Nam Định 80,2 triệu USD, Ninh Thuận 60 triệu USD, Bình Dương 36,7 triệu USD, Long An 35,2 triệu USD, Bắc Giang 27,3 triệu USD, Hà Nội 25,7 triệu USD.
Trong số 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong tháng 1 năm nay. Trong đó, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 147,7 triệu USD, chiếm 33,4% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Hàn Quốc 70,4 triệu USD, Na Uy 70,1 triệu USD, Quần đảo Vigin thuộc Anh 51,4 triệu USD, Trung Quốc 20,1 triệu USD....
Trước đó, theo báo Vnexpress, số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, năm 2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ 2016 và tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Cùng với đó, vốn FDI giải ngân đạt 17,5 tỷ USD, tăng cao nhất từ trước đến nay.
Nhìn vào con số thu hút ấn tượng và giải ngân FDI kỷ lục năm nay, Tiến sĩ Võ Trí Thành – nguyên Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, FDI đã, đang góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế, tạo ra tăng trưởng, việc làm, thu nhập cho người lao động. Bên cạnh những tác động tích cực FDI cũng có những tác động khác.
“FDI vào không phải để làm từ thiện, họ bỏ ra một đồng là để thu lại hơn một đồng. Thực tế FDI vào Việt Nam tính lan toả chưa như kỳ vọng, chưa tác động tới nhiều doanh nghiệp trong nước”, ông nhắc nhở.
Nguyên Phó viện trưởng CIEM phân tích, với nước đang phát triển cái thắng quan trọng nhất là tính lan toả về kỹ năng, lao động, quản lý. Ở khía cạnh này với Việt Nam, sự tham gia thị trường của doanh nghiệp FDI lâu nay chỉ giúp “chúng ta thắng ở khía cạnh việc làm, thu nhập, một phần nào đó GDP và phần nào giá trị gia tăng”.
“Dòng vốn FDI vào nếu quản lý vĩ mô không tốt sẽ tạo ra lạm phát, bong nóng bất động sản, lên giá đồng USD gây hại cho xuất khẩu”, ông Thành cảnh báo.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh tế Fulbrigh đồng tình, tính lan toả của FDI tới doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế. Hình ảnh rõ nhất là sự tham gia của doanh nghiệp Việt hạn chế trong mạng lưới cung ứng của các tập đoàn lớn. Đơn cử, chưa doanh nghiệp nào lọt vào danh sách nhà cung ứng cấp 1 và 2 của 2 tập đoàn đa quốc gia sản xuất điện tử là Intel, Samsung.
“Nhà cung cấp cấp 1, 2 của họ hầu hết là doanh nghiệp ngoại. Chẳng hạn có 6 nhà cung cấp Việt cho nhà máy của Samsung Thái Nguyên thì hầu hết chỉ đảm nhiệm công việc như cung ứng bao bì, xử lý chất thải…”, Giám đốc chương trình Fulbrigh nêu.
Chưa kể khi tham gia được rồi thì sự vươn lên của doanh nghiệp Việt cũng rất hạn chế. Còn về môi trường, hiện có rất nhiều dự án tác động xấu tới môi trường, rõ nhất là câu chuyện Fomosa.
“Đầu tư nước ngoài là quan trọng, nhưng đóng góp như thế nào cho nền kinh tế còn quan trọng hơn. Việt Nam hội nhập, nhưng đừng là điểm trung gian để các doanh nghiệp FDI xuất khẩu nhờ”, Tiến sĩ Tự Anh lưu ý.
Tin khác
-
Giá đào Tết tăng cao khiến khách mua không mặn mà, người bán lo lắng
-
Bánh kẹo, bia hàng Tết vẫn đang "ngóng" khách
-
Việt Nam nỗ lực phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia
-
Hàng trăm sản phẩm đặc sản, OCOP hội tụ, phục vụ người tiêu dùng dịp Tết tại TP. Hồ Chí Minh
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
Bộ GTVT vừa thông tin kế hoạch trong năm 2025, có 4 dự án cao tốc Bắc - Nam dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác dịp 30/4/2025.19/01/2025 09:00:36Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
Mỗi độ Tết đến, Xuân về, chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” lại trở thành một điểm sáng nghĩa tình chăm lo đời sống...19/01/2025 08:53:00Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
(TH&PL) – Ngày 18/1, nguồn tin từ Công an Thanh Hóa cho biết cơ quan này vừa khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi trốn thuế hơn 2,1 tỷ...18/01/2025 21:43:25Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
THPL - Ngày 18/01/2025, UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung, nhằm nâng cao...18/01/2025 15:36:14
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024
- Căn hộ Sola Park MIK Imperia Smart City
- Dự án Imperia Sola Park Tây Mỗ
- Mở bán Eco Village Sài Gòn River
- Dự án Vinhomes Global Gate Đông Anh
- Bảng giá Lumi Hanoi chính thức từ Capitaland