Đăk Nông: Người dân bất lực đứng nhìn hàng ngàn cây công nghiệp cưỡng chế
(THPL) - Hàng ngàn cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, như: Tiêu, sầu riêng, cà phê, bơ...bị chính quyền huyện Đăk Glong"cưỡng chế" vô lý, người dân đã làm đơn tố cáo tới toà soạn Thương hiệu và Pháp luật.
Tin liên quan
- Thái Nguyên: Cần xử lý nghiêm trạm trộn bê tông không phép ở Định Hóa
Thanh Hóa: Phó Trưởng Công an xã Xuân Lộc bị tố cáo có quan hệ bất chính
Thương hiệu Hoàng Phát và “miếng bánh” đầu tư công
Bắc Giang: Sẽ kiểm điểm trước tập thể một công chức ở UBND xã Cao Xá
Phân chia tài sản chung của vợ chồng, mỗi tòa áp dụng một kiểu khiến đương sự bức xúc
» Đắk Nông: Cháy rẫy, doanh nghiệp mất trắng 5ha cao su và keo lai
» Đắk Nông: Hàng ngàn ha hồ tiêu nhiễm bệnh chết hàng loạt
» Đắk Nông: Khởi tố nguyên giám đốc bệnh viện làm thất thoát hàng tỷ đồng
Nhận được đơn thư phản ánh của người dân, phóng viên Thương hiệu và Pháp luật đã có mặt tại hiện trường nơi đất của người dân đã bị cưỡng chế. Chúng tôi ngỡ ngàng và đau xót khi nhìn thấy hàng ngàn cây cà phê, bơ, sầu riêng, tiêu... bị chặt hạ ngổn ngang.
Cụ thể, ngày 11/6/2019 nhiều hộ dân ở Bon R’Bút, thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông đang trên đường vào rẫy làm việc thì phát hiện tại khu vực đất rẫy của mình đang canh tác gần kênh thoát nước thủy điện Đăk N’Teng có rất nhiều xe của quân đội, cảnh sát và các cán bộ lãnh đạo xã Quảng Sơn và lãnh đạo huyện Đăk Glong đang thực hiện chặt phá hàng ngàn cây công nghiệp của mình.
Người dân tìm hiểu mới biết là UBND huyện Đăk Glong đang chỉ đạo thực hiện phương án số 01/PA-UBND ngày 13/5/2019 của UBND huyện Đăk Glong về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với ông Lê Đình Thi, Trần Xuân Tỉnh và Y’Kai xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
Với mục đích là cưỡng chế thu hồi đất của dân để bàn giao đất cho công ty TNHH thủy điện Mê Kông II phục vụ cho quy hoạch xây dựng công trình thủy điện Đăk N’Teng. Sau khi một cán bộ ở phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện Đăk Glong đọc phương án cưỡng chế xong, đội ngũ quân đội, cảnh sát và các lực lượng liên quan đã thực hiện chặt phá và phá dỡ toàn bộ các cây công nghiệp trên khu đất đang bị cưỡng chế của người dân nơi đây như: Tiêu, sầu riêng, bơ, cà phê, chanh leo… và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác. Số lượng cây bị chặt phá lên đến hàng ngàn cây, thiệt hại ước tính lên đến hàng tỉ đồng.
Sau khi chặt phá, phá dỡ xong toàn bộ cây trồng trên đất tại rẫy canh tác của người dân. Ngày 20/6/2019 UBND xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông mới gửi Giấy mời số 32/GM-UBND cho các hộ dân bị ảnh hưởng, về việc UBND xã tổ chức khoanh đo xác định vị trí, diện tích đất của các hộ dân liên quan đến Phương án số 01/PA-UBND ngày 13/5/2019 của UBND huyện Đăk Glong.
Theo phương án 01/PA-UBND ngày 13/5/2019 của UBND huyện Đăk Glong là cưỡng chế đất của 3 hộ dân nêu trên. Nhưng trên thực tế trên khu vực đất rẫy nơi đã bị cưỡng chế của người dân thì ông Nguyễn Đình Thi là một trong ba người bị cưỡng chế đất lại không có đất ở nơi bị cưỡng chế. Và số cây bị chặt phá trên diện tích đất nêu trên là của 13 hộ dân sống trong xã Quảng Sơn đang canh tác. Điều đáng nói là trước khi cưỡng chế người dân ở đây cũng không nhận được bất cứ thông báo nào hay bất cứ giấy tờ gì về việc cưỡng chế nêu trên, mà tới sau khi cưỡng chế xong chính quyền địa phương mới mời người dân liên quan đến hiện trường nơi đất đã bị cưỡng chế để khoanh đo, xác định vị trí diện tích đất và kê khai, kiểm đếm tài sản.
Theo một số người dân cho biết, trong diện tích hơn 6 héc ta (ha) đất rẫy mà các loại cây bị chặt phá có một số loại cây như cà phê của hộ ông Lê Văn Thẻ đã được trồng hơn 4 năm, số lượng là 150 cây và 4 cây bơ được trồng trên 6 năm, đã thu hoạch được hơn 3 năm. Đặc biệt có hộ ông Trần Xuân Tỉnh có diện tích đất là hơn 10.000 m² đất dùng để trồng tiêu, ông Tỉnh cho biết, trên diện tích hơn 10.000 m² trồng tiêu này, năm ngoái ông đã thu bói được hơn 4 tạ tiêu. Nếu không bị chặt phá thì gia đình ông có thể thu được hơn 1,5 tấn tiêu trong vụ thu hoạch chính tới, ước tính giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Đất ông Tỉnh có nguồn gốc được cha mẹ ông để lại, diện tích đất này do cha mẹ ông khai hoang phục hóa năm 1965.
Sáng ngày 21/6/2019, có 2 đồng chí tự xưng là cán bộ địa chính xã Quảng Sơn đến địa điểm tại khu đất đã bị cưỡng chế theo Phương án số 01/PA-UBND như trong giấy mời. Trong đó có một đồng chí giới thiệu là Trung cán bộ địa chính xã Quảng Sơn, khi đến làm việc với người dân bị cưỡng chế, đồng chí tự xưng là Trung lại mặc đồng phục của lực lượng công an xã và không giới thiệu mình là ai, chức vụ là gì, hôm nay đến đây để thực hiện nhiệm vụ gì và không đọc bất cứ một quyết định nào liên quan đến buổi làm việc khoanh đo, xác định vị trí, diện tích đất của các hộ dân liên quan mà liên tục đặt câu hỏi “cộc lốc” và luôn có thái độ “áp đặt”, quát mắng người dân.
Sau khi nắm được thông tin của người dân phản ánh, Phóng viên Thương hiệu và Pháp luật đã có cuộc làm việc với đại diện UBND xã Quảng Sơn. Khi được hỏi về việc UBND xã có nhận được quyết định cưỡng chế hay không? Trao đổi với PV, ông Đỗ Ngọc Hiếu- Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn cho biết: UBND xã chỉ nhận được quyết định thành lập đoàn cưỡng chế của huyện thôi, chứ không nhận được quyết định cưỡng chế của UBND huyện Đăk Glong.
Phóng viên đặt vấn đề với nội dung: Ở xã Quảng Sơn có công chức địa chính nào tên Trung hay không. Ông Đỗ Ngọc Hiếu chủ tịch UBND xã khẳng định ở xã có cán bộ công chức địa chính xã tên là Nguyễn Thành Trung. Và câu hỏi tiếp theo đặt ra là vì sao cán bộ công chức địa chính xã Quảng Sơn khi làm việc với người dân lại mặc đồng phục của lực lượng công an xã thì ông Hiếu né tránh trách nhiệm và yêu cầu phóng viên làm rõ nội dung trên với ông Nguyễn Thành Trung, làm việc với ông Trung thì phóng viên nhận được câu trả lời là đồng phục công an xã là do một công an xã tên Y Lý cho mượn để “khoác nắng”?!
Khi phóng viên hỏi, trước khi cưỡng chế các anh có vào địa điểm chuẩn bị cưỡng chế khoanh đo lại diện tích, kiểm kê tài sản trên đất hay không. Anh Trung nói: Trước khi cưỡng chế anh em chúng tôi cũng có vô, rồi bên cán bộ của công ty (TNHH thủy điện Mê Kông II) người ta chỉ ranh giới tới đâu thì chúng tôi cắm mốc đến đó. Câu hỏi được đặt ra ở đây, liệu rằng cơ quan chức năng sở tại đã làm đúng vai trò và trách nhiệm của mình chưa?!
Tại sao khi khoanh đo diện tích đất và kiểm kê tài sản trên đất trước lúc cưỡng chế chính quyền lại không mời người dân mà chỉ cho mời cán bộ công ty TNHH thủy điện Mê Kông II. Vì sao người dân không nhận được thông báo, hay bất cứ quyết định gì về việc cưỡng chế. Vì sao phương án cưỡng chế thì chỉ có 3 hộ, nhưng lại có 13 hộ dân khiếu nại tố cáo bị chặt phá.
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin...
Theo Điều 88 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về việc thi hành quyết định cưỡng chế như sau: 2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế. 3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế: a) Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế. b) Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu. c) Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ”. |
Quỳnh Trang- Trần Nhật- Đặng Đức
Tin khác
-
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
-
Tổ hợp căn hộ sở hữu tiện ích cao cấp nhất Linh Đàm đón khách nườm nượp, vì sao?
-
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
-
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
-
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ nắng hanh, lạnh về đêm và sáng sớm
Hà Tĩnh: Bảo tàng Hoa Cương đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam
(THPL) - Chiều ngày 20/11/2024, Bảo tàng Hoa Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức đón nhận bằng tôn vinh các...21/11/2024 23:45:18Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá dịp Tết 2025
(THPL) - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị sản xuất hàng phục vụ tiêu dùng Tết có kế hoạch phù hợp để hạn chế tối đa...22/11/2024 08:19:40Thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sunbay Ninh Thuận
Nợ thuế kéo dài, ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sun bay Ninh Thuận bị Cục thuế tỉnh Ninh Thuận đề nghị tạm hoãn xuất...21/11/2024 21:01:59THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
(THPL) - Từ ngày 15 – 17/11, tại TP. Thủ Đức (TP.HCM) diễn ra Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024 – Thu...15/11/2024 15:05:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
(THPL) - Ngày 19/11/2024, Vingroup được vinh danh là 1 trong 10 "Nơi làm việc Tốt nhất Việt Nam" năm 2024, do mạng Cộng đồng nghề nghiệp Anphabe công bố. Đặc biệt, Vingroup tiếp tục giữ vững ngôi vị hàng đầu "Nơi làm việc Tốt nhất theo ngành” trong các lĩnh vực trọng điểm gồm: Ô tô, Bất động sản, Giáo dục, Y tế và Nghỉ dưỡng. - Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – Nhóm ngành...
- Quạt hút ly tâm SunFan giá tốt
- pallet cũ Duy Thái
- Công ty Hòa Phong pack chuyên màng pe
- Bán ống hàn titan