Với sai phạm về BHXH tại Sơn La, rất cần Thanh tra Bộ LĐ-TB và XH vào cuộc
(THPL) - Như hai bài viết: “Cơ quan quản lý có cố tình lờ đi sai phạm của doanh nghiệp?: và “Có thể hàng chục tỉ đã bị móc khỏi túi người lao động?” mà chúng tôi đã đăng tải trước đó, Thương hiệu và Pháp luật đã phản ánh đầy đủ, rõ nét hiện thực vi phạm về BHXH tại huyện Mộc Châu. Về vấn đề này, từ tháng 8/2020, Bộ LĐ-TB và XH đã có câu trả lời rõ ràng. Tuy nhiên, đến nay UBND tỉnh Sơn La vẫn chưa chịu xử lý, khiến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cả ngàn người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tin liên quan
» Sơn La: Cơ quan quản lý có cố tình lờ đi sai phạm của doanh nghiệp?
» Sơn La: Có thể hàng chục tỉ đã bị móc khỏi túi người lao động?
Yếu kém trong quản lý hay cố tình bao che!
Từ tháng 10/2018, một loạt các doanh nghiệp chè, chăn nuôi bò sữa đã bị cơ quan BHXH tỉnh Sơn La phát hiện ra những sai phạm trong việc thu BHXH của người lao động. Đó là việc các doanh nghiệp này tự ý thu cả 32% tiền tương ứng lương hằng tháng của người lao động để nộp BHXH bắt buộc. Trong khi các văn bản của pháp luật quy định rõ, người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp) phải đóng 21,5%, người lao động phải đóng 10,5%.
Cụ thể: Căn cứ Luật BHXH số 58/2014/QH13; Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT; Luật Việc làm số 38/2013/QH13; Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, Nghị định số 44/2017/NĐ-CP quy định điều chỉnh tỷ lệ đóng quỹ BHTNLĐ-BNN từ 1% xuống 0,5% từ ngày 1/6/2017 quy định: “Người lao động ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp từ 3 tháng thì thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN bắt buộc theo văn bản quy định hiện hành là 32%, trong đó người sử dụng lao động đóng 21,5%; người lao động đóng 10,5% tiền lương tháng”.
Một số doanh nghiệp vi phạm được cơ quan BHXH tỉnh Sơn La chỉ ra gồm: Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu, Công CP Chè Chiềng Ve, Công ty CP Chè Cờ Đỏ Mộc Châu, Chi nhánh Tổng Công ty Chè Việt Nam – Công ty CP tại Sơn La Vinatea … Từ những sai phạm của các doanh nghiệp này, cả hơn 1 ngàn công nhân phải móc hầu bao hằng tháng để đóng thay nghĩa vụ về BHXH cho doanh nghiệp, trong đó, thời điểm kiểm tra của cơ quan BHXH Sơn La ghi nhận: tại Công ty CP Chè Chiềng Ve, có 34 người lao động; tại Công ty CP Chè Cờ Đỏ có 313 người lao động, tại Chi nhánh Tổng Công ty Chè Việt Nam – Công ty CP tại Sơn La Vinatea có 527 người lao động…
Sau khi cơ quan BHXH tỉnh Sơn La kiểm tra, phát hiện ra sai phạm nghiêm trọng này đã có báo cáo về UBND tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, sau quá trình tham vấn từ phía cơ quan quản lý lao động của tỉnh - Sở LĐ-TB và XH, thay bằng cách xử lý nhanh chóng, triệt để sai phạm, UBND tỉnh lại gửi công văn hỏi Bộ LĐ-TB và XH Việt Nam.
Cũng bằng cách thức này, mặc dù đã biết các doanh nghiệp nêu trên vi phạm BHXH từ năm 2018, nhưng suốt một quá trình dài (từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2020), đã không hề có một cuộc thanh kiểm tra nào được tiến hành. Dẫn đến sai phạm tại các doanh nghiệp vẫn được duy trì và kéo dài mãi.
Khi các bài viết về sai phạm BHXH tại Sơn La được đăng tải, nhiều ý kiến cho rằng, không cớ gì Sở LĐ-TB và XH tỉnh Sơn La không phân biệt được hành vi bắt NLĐ đóng cả 32% tiền tương ứng lương hằng tháng của người lao động để nộp BHXH bắt buộc là vi phạm hay không vi phạm pháp luật, mà lại “vác đơn” đi hỏi Bộ. Và nếu như ngay cả vấn đề nhỏ nhoi này mà cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cũng không làm tốt được thì những vấn đề cấp bách hơn sẽ ra sao?.
Có một thực tế là không chỉ Sở LĐ-TB và XH tỉnh Sơn La thụ động, mà ngay cả phía cơ quan BHXH tỉnh cũng thiếu quyết tâm xử lý khi phát hiện ra sai phạm. Minh chứng là, mặc dù sai phạm tại các doanh nghiệp nêu trên khá rõ ràng, nhưng BHXH tỉnh Sơn La trong các kết luận thanh tra năm 2018 không hề có kiến nghị biện pháp xử lý doanh nghiệp. Chỉ có người lao động là tạm thời bị dừng giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
Những bất cập này khiến cho rất nhiều người lao động tại tỉnh Sơn La và dư luận xã hội hoài nghi về tính công tâm, khách quan, minh bạch của các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Sơn La. Họ đang hoài nghi rằng, những điều này xuất phát từ sự yếu kém trong công tác quản lý hay bắt nguồn từ lợi ích nhóm.
Bắt người lao động chờ đến bao giờ
Công văn số 2863/LĐTBXH-BHXH về việc thực hiện BHXH đối với người lao động tại các công ty chè, công ty giống bò sữa trên địa bàn huyện Mộc Châu ngày 3/8/2020 của Bộ LĐ-TB và XH nêu rõ: Trong giai đoạn Nghị định số 01-CP và Nghị định số 135/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT đối với NLĐ thuộc doanh nghiệp mình mà có hợp đồng giao khoán. Từ ngày 15/2/2017 trở đi, nếu phát sinh hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với người lao động nhận giao khoán thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật, trong đó có nghĩa vụ tham gia BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động theo quy định.
Đối chiếu với thực tiễn tại các doanh nghiệp chè, chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu đã được phía cơ quan BHXH tỉnh kiểm tra năm 2018 cho thấy, các doanh nghiệp này ký kết cả 2 loại hợp đồng đối với nhóm lao động trồng, chăm sóc, thu hái chè; chăn nuôi bò sữa, đó là hợp đồng lao động và hợp đồng giao khoán. Phía các doanh nghiệp trên cũng đưa nhóm lao động này vào nhóm lao động được đóng BHXH bắt buộc. Vì vậy đương nhiên chủ sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đóng 21,5% tiền tương ứng lương hằng tháng của người lao động để nộp BHXH bắt buộc cho người lao động theo quy định. Việc suốt thời gian vừa qua, các doanh nghiệp thu của người lao động cả 32% đã đồng nghĩa với hành vi “móc túi” người lao động 21,5% tiền tương ứng lương hằng tháng. Và con số này, như trong bài viết “Có thể hàng chục tỉ đã bị móc khỏi túi người lao động?”, chúng tôi ước lượng các doanh nghiệp vi phạm đã nhẹ nhàng “bỏ túi” hàng chục tỉ đồng.
Mặc dù công văn trả lời của Bộ LĐ-TB và XH đã rõ ràng là thế, tuy nhiên UBND tỉnh Sơn La vẫn không có động thái vào cuộc để xử lý dứt điểm.
Ngày 5/11/2020, phóng viên có cuộc làm việc với đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La, BHXH tỉnh Sơn La và Sở LĐ-TB và XH tỉnh Sơn La. Tại buổi làm việc, UBND tỉnh Sơn La cho biết, chậm nhất đến cuối tháng 1/2021 sẽ tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp và xử lý dứt điểm vụ việc. Tuy nhiên, thực tế đến nay đã là đầu tháng 3/2021, UBND tỉnh Sơn La vẫn chưa ban hành kết luận.
Cũng trong buổi làm việc ngày 5/11/2020, phóng viên đặt ra câu hỏi “Liệu tỉnh Sơn La có thu hồi tiền mà chủ sử dụng lao động đã thu sai của người lao động hay không?” thì phía UBND tỉnh Sơn La vẫn không có câu trả lời.
Theo lẽ đương nhiên, có sai thì phải khắc phục, việc khắc phục phải triệt để theo quy định của pháp luật. Ai làm sai thì phải xử lý, ai mất quyền lợi thì phải được xem xét đền bù.
Xin UBND tỉnh Sơn La nhớ rằng, hàng chục tỉ đồng không phải là con số nhỏ. Là cơ quan quản lý thì dĩ nhiên phải công tâm, minh bạch, vì doanh nghiệp đã đành, nhưng cũng phải vì cả người lao động trên góc độ xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp. Có như thế người dân mới tin tưởng được vào cơ quan quản lý. Có như thế mới khuyến khích được người lao động hăng say làm việc, sáng tạo.
Với vấn đề sai phạm trong thu BHXH tại Mộc Châu (Sơn La), chúng tôi cũng kiến nghị Thanh tra Bộ LĐ-TB và XH nhanh chóng vào cuộc. Vì biết đâu, câu chuyện này không chỉ có ở mỗi một địa phương như Sơn La?.
-Từ tháng 7/2018, hơn 1 ngàn công nhân lao động tại các công ty chè, chăn nuôi giống bò sữa trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La bị tạm dừng chi trả chế độ ốm đau, thai sản. - Tháng 6/2020, trong quá trình thu thập thông tin viết bài, nhiều người lao động tại các doanh nghiệp nêu trên đã cung cấp cho phóng viên nhiều Phiếu thu tiền đóng BHXH; theo đó tất cả các lao động chức danh công việc là công nhân trồng và thu hái chè, công nhân chăn nuôi bò mặc dù có hợp đồng lao động, nằm trong diện đóng BHXH bắt buộc nhưng đều phải tự bỏ tất cả tiền để đóng bảo hiểm (số tiền bằng 32% tiền lương tương ứng hằng tháng, trong khi pháp luật quy định người lao động đóng 10,5%, người sử dụng lao động đóng 21,5%). Cũng trong quá trình thu thập thông tin, phóng viên phát hiện tất cả các lao động chức danh công việc là công nhân trồng và thu hái chè, công nhân chăn nuôi bò tại các công ty nêu trên đều có hai hợp đồng, đó là hợp đồng lao động và hợp đồng giao khoán sản phẩm. - Tháng 7/2020, trong rất nhiều cuộc làm việc với BHXH tỉnh Sơn La, Sở LĐ-TB và XH tỉnh Sơn La, UBND tỉnh Sơn La, các đơn vị này đều cho rằng, hiện tại đang xin ý kiến Bộ LĐ-TB và XH về vấn đề nêu trên. - Tháng 8/2020, Bộ LĐ-TB và XH trả lời công văn của UBND tỉnh Sơn La, trong đó khẳng định: Từ ngày 15/2/2017 trở đi, nếu phát sinh hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với người lao động nhận giao khoán thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật, trong đó có nghĩa vụ tham gia BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động theo quy định. - Tháng 11/2020, tại buổi làm việc với phóng viên, lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La cho biết, sẽ xử lý dứt điểm những sai phạm về BHXH tại các doanh nghiệp nêu trên, nhưng không có phương án truy thu lại toàn bộ số tiền mà các doanh nghiệp đã thu thừa của người lao động (21,5% tiền nộp BHXH - đây là số tiền người lao động đã phải đóng thay nghĩa vụ của người sử dụng lao động). |
Lâm Tới
Tin khác
-
Việt Nam nỗ lực phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia
-
Hàng trăm sản phẩm đặc sản, OCOP hội tụ, phục vụ người tiêu dùng dịp Tết tại TP. Hồ Chí Minh
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
-
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
-
Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
(TH&PL) – Ngày 18/1, nguồn tin từ Công an Thanh Hóa cho biết cơ quan này vừa khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi trốn thuế hơn 2,1 tỷ...18/01/2025 21:43:25Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
THPL - Ngày 18/01/2025, UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung, nhằm nâng cao...18/01/2025 15:36:14TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
THPL - Ngày 18/1, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã thông báo về lịch chạy tàu metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) phục vụ nhu cầu đi lại của người...18/01/2025 15:37:39Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
THPL - Ngày 19/1 sắp tới, TikTok có khả năng sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng.18/01/2025 15:39:16
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024