Viết tiếp bài huyện Mê Linh (Hà Nội): Quanh việc cưỡng chế trang trại của ông Nguyễn Văn Tuyến
(THPL) - Thực hiện đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp và nông thôn, lĩnh vực kinh tế trang trại đã được Chính phủ đánh giá đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn…
Tin liên quan
- Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
» Viết tiếp bài huyện Mê Linh (Hà Nội): Các quyết định của chính quyền có thấu tình đạt lý?
» Mê Linh (Hà Nội): Cần đảm bảo quyền lợi cho người dân
» Huyện Mê Linh, Hà Nội: Dự án treo và mấu chốt
Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế trang trại đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết kịp thời như một số vấn đề về quan điểm và chính sách phải tiếp tục làm rõ như việc giao đất, thuê đất, chuyển nhượng, tích tụ đất để làm kinh tế trang trại... Những vấn đề đó chậm được giải quyết đã phần nào hạn chế việc khai thác tiềm lực phong phú ở nhiều vùng để phát triển kinh tế trang trại.
Ngày 18/01/2008, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND để Quy định về một số Chính sách khuyến khích, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn TP. Hà Nội. Theo đó hàng năm, UBND các huyện lập kế hoạch phát triển trang trại và dự kiến ngân sách đầu tư hỗ trợ cho trang trại tại địa phương, tổng hợp, thẩm định và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ban hành các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích trạng trại trên địa bàn, nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế hàng hóa. Tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động và trực tiếp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các trang trại. Thực hiện kịp thời việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận Kinh tế trang trại cho các trang trại. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị chức năng chuyên môn thuộc UBND các huyện và các trang trại trong việc thực hiện chính sách này. Ấy vậy mà ở nơi này, địa phương kia lại có biểu hiện đi trật hướng với chủ trương này gây khó khăn, thậm chí đòi xóa bỏ mà không hề quan tâm đến thiệt hại của người dân làm kinh tế trang trại.
Tiến hành cưỡng chế có hợp lý?
Như các bài trước Thương hiệu và Pháp luật điện tử đã thông tin về việc gia đình ông Nguyễn Văn Tuyến (xã Vạn Yên, huyện Mê Linh, Hà Nội) từ năm 1993 đã thuê thầu diện tích mặt nước khu vực Vực Noi (đất Quỹ 2) để thả cá. Cùng năm đó, gia đình ông đổi đất cho các hộ dân xung quanh để làm lối đi xuống. Lúc đó, khu vực quanh đó là phần diện tích đất Quỹ 1 xấu, khó canh tác, gia đình ông mạnh dạn trao đổi, mua bán với các hộ dân quanh đó để dồn ghép được một diện tích đất khoảng 6.930m2. Đến năm 1999, gia đình ông bắt đầu tiến hành trồng cây ăn quả trên phần diện tích đất này. Trước khi đầu tư vào mô hình trang trại, ông đã làm đơn xin phép chính quyền địa phương. Trong quá trình thực hiện ông lại tiếp tục thành lập Hợp tác xã, dịch vụ tổng hợp xã Vạn Yên, triển khai mô hình kinh tế trang trại để thuận lợi cho việc kinh doanh. Với tư cách hợp tác xã, ông đã vắt hết trí tuệ để nghĩ ra đề án phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trồng cây lâu năm. Đề án trên được UBND xã Vạn Yên đồng tình ủng hộ bằng việc xác nhận hợp tác xã của ông có đủ điều kiện để thực hiện dự án trên. Không những thế các phòng ban chuyên môn của huyện như phòng Kinh tế, Trạm phát triển chăn nuôi số 8 đã ký đóng dấu xác nhận cho gia đình ông tham gia thực hiện mô hình thử nghiệm sử dụng chế phẩm Pig Max đối với chăn nuôi lợn thịt và trại chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao. Năm 2016, UBND huyện Mê Linh đã chứng nhận tặng giấy khen cho ông vì đã có thành tích trong công tác sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, Ngày 26/12/1016, UBND huyện Mê Linh đã ra thông báo 377/TB-UBND yêu cầu UBND xã Vạn Yên cho dừng việc đầu tư của gia đình ông Tuyến vì cho rằng khu đất mà ông đang sử dụng nằm trong quy hoạch là khu đất ở và nằm trong kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất đã được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định 9416/QĐ-UBND ngày 16/12/2011. Ngay sau đó, căn cứ vào thông báo số 377, UBND xã Vạn Yên đã ban hành 1 loạt các văn bản yêu cầu gia đình ông Tuyến dừng việc đầu tư tại khu đất đang sản xuất và tiến hành việc kiểm đếm tài sản. Đến ngày 31/10/2019, UBND huyện Mê Linh cùng UBND xã Vạn Yên tiến hành cưỡng chế toàn bộ phần tài sản trên đất cả gia đình ông.
Điều đáng nói ở đây là việc UBND huyện Mê Linh và UBND xã Vạn Yên thực hiện cưỡng chế trong khi tình hình ở địa phương đang rất phức tạp. Chính tại khu đất này, giữa năm 2018, một số hộ dân trước đây đã đổi đất với ông Tuyến bỗng thường xuyên tụ tập chửi bới, quấy rối, hủy hoại tài sản trong trang trại. Lần thứ nhất vào tháng 6/2018, các hộ dân đã tụ tập mang dao, cuốc, xẻng đến chửi bới, phá hàng rào và 1 số cây cối nhỏ trong vườn. Lần thứ 2, ngày 24/3/2019, các đối tượng tiếp tục thách thức, chặt nhiều cây ăn quả, tổng giá trị thiệt hại hơn 15.000.000 đồng. Lần thứ 3, ngay trong buổi chiều ngày 24/3/2019, nhóm đối tượng hô hào, kích động phá hoại các cây ăn quả lâu năm như bưởi, xoài, ổi… Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Mê Linh đã trưng cầu Hội đồng định giá tài sản của huyện Mê Linh và đã ra thông báo về kết luận định giá và đã có Quyết định khởi tố vụ án.
Không những thế, việc các hộ dân trước đây đã tiến hành trao đổi đất với ông Tuyến bỗng dưng đòi lại đã được UBND huyện Mê Linh hướng dẫn các bên ra tòa để giải quyết thì dư luận băn khoăn các cấp chính quyền tiến hành cưỡng chế liệu có hợp tình, hợp lý?
Bên cạnh đó, xác nhận với chúng tôi, ông Đặng Văn Bắc - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Yên thừa nhận tại thời điểm này, trên địa bàn xã Vạn Yên còn rất nhiều điểm thuê thầu của UBND xã cũng đã hết thời hạn. Thậm chí có những điểm thuê thầu của xã là của trưởng thôn Yên Nội hoặc của vợ chủ tịch xã đương nhiệm Nguyễn Quốc Tuấn cũng hết thời hạn. Tuy nhiên, việc thanh lý hợp đồng đang “gặp rất nhiều khó khăn” do nhiều yếu tố?.
Cần giải quyết có tâm, có tầm
Xung quanh các vấn đề xảy ra tại xã Vạn Yên, nhóm phóng viên đã có buổi làm việc với các phòng ban của UBND huyện Mê Linh. Buổi làm việc do phòng Tư pháp chủ trì. Tại buổi làm việc, ông Phạm Thàn Đô - Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh lý giải, việc UBND xã Vạn Yên ký xác nhận vào đề án phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trồng cây lâu năm, và việc phòng kinh tế, Trạm phát triển chăn nuôi số 8 đã ký đóng dấu xác nhận cho gia đình ông tham gia thực hiện mô hình thử nghiệm sử dụng chế phẩm Pig Max đối với chăn nuôi lợn thịt và trại chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao là việc hỗ trợ người dân theo chủ trương phát triển kinh tế trang trại của Đảng và nhà nước. Việc UBND huyện Mê Linh cấp giấy khen cho ông Tuyến là để khuyến khích người dân phát triển kinh tế.
Như vậy có thể thấy các cấp chính quyền từ xã đến huyện đều nắm được mọi hoạt động của gia đình ông Tuyến, thậm chí còn “khuyến khích” ông đầu tư phát triển mà không hướng dẫn kịp thời các quy định pháp luật để tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế theo đúng chủ trương của Đảng và nhà nước. Đến nay lại tiến hành cưỡng chế liệu có hợp tình, hợp lý?
Đối với các nội dung một số diên tích lớn cũng đã hết hạn từ lâu do trưởng thôn và vợ chủ tịch xã Vạn Yên sử dụng chưa thanh lý được hay phía chính quyền “cố tình” tạo điều kiện để hoạt động. Bà Nguyễn Thi Thu Hằng – Chuyên viên phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Mê Linh cho biết phía huyện chưa nắm được nội dung thông tin này, thời gian tới sẽ tiến hành dà soát, kiểm tra lại. Ngay cả nôi dung quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hơn 20 hộ tại khu đất ông Tuyến đang sử dụng liệu có đúng với các quy định của pháp luật? Trong khi đó ông Tuyến khẳng định việc gia đình ông vừa sử dụng, vừa trao đổi đất với các hộ dân diễn ra bắt đầu từ năm 1993 đến năm 1998 là hoàn thành. Phía chính quyền huyện lại khẳng định ông Tuyến bắt đầu đổi đất và sử dụng từ năm 2001.
Với trách nhiệm của người làm báo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tài nguyên và lợi ích của Nhà nước cũng như vai trò của báo chí trong công tác đấu tranh với những sai phạm, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và làm rõ sự việc thông tin tới bạn đọc.
Mạnh Nghiệp - Đăng Hưng
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt