Việt Nam cần 368 tỷ USD để khắc phục tác động của biến đổi khí hậu
(THPL) - Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo Quốc gia Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như giảm cường độ carbon trong tăng trưởng.
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày 19/8: Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa lớn
Dự báo mùa đông 2022 có thể lạnh hơn, mưa lũ dồn dập vào cuối năm
Giá cước vận tải, chi phí logistics dần hạ nhiệt
Dự báo thời tiết ngày 18/8: Bắc Bộ nắng gián đoạn, có mưa vài nơi
TPHCM công bố nền tảng chia sẻ dữ liệu giám sát, quy hoạch đất đai trực tuyến
» Gemmes Việt Nam vạch chiến lược thích ứng để đối mặt với biến đổi khí hậu
» ADB hỗ trợ Việt Nam gần 60 triệu USD để ứng phó biến đổi khí hậu
» Hà Nội: Thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu
Cụ thể, WB cho rằng, 100 triệu người dân Việt Nam thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước tác động của khí hậu đang phải đối mặt với nhiều rủi ro dọc theo bờ biển dài 3.260 km và các vùng trũng thấp rộng lớn của đất nước. Nguy cơ đối với các khu đô thị và khu công nghiệp, đặc biệt là trong và xung quanh trung tâm kinh tế Tp.HCM, đặt nhiều bộ phận lớn của nền kinh tế vào rủi ro.
Đồng bằng sông Cửu Long, nơi sinh sống của 18 triệu người, đã và đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu; hơn 70% diện tích đất của một số tỉnh thành có thể bị ngập trong vòng 80 năm nữa.
Khi nền kinh tế đang phát triển nhanh của Việt Nam tiến dần đến vị thế là nước có thu nhập cao, Việt Nam cũng cần phải giảm cường độ carbon. Đóng góp của Việt Nam vào tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu tương đối nhỏ, chỉ ở mức 0,8%. Tính theo bình quân đầu người, lượng phát thải của Việt Nam chưa bằng một nửa lượng phát thải bình quân đầu người của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
"Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam đã tăng lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người lên gấp 4 lần trong thế kỷ này, từ 0,79 tấn carbon dioxide (CO2) tương đương vào năm 2000 lên 3,81 tấn CO2 vào năm 2018, và lượng khí thải đang tăng với tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Ô nhiễm liên quan đến khí thải này ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm năng suất; tình trạng cạn kiệt tài nguyên và các tác động của biến đổi khí hậu đã làm tổn hại đến thương mại và đầu tư", báo cáo nêu rõ.
Hiện tại, Việt Nam đã cam kết chấm dứt phá rừng vào năm 2030, giảm 30% lượng khí thải mêtan và chấm dứt mọi hoạt động đầu tư vào sản xuất điện than mới, mở rộng quy mô triển khai năng lượng tái tạo và loại bỏ điện than vào những năm 2040. Những cam kết này cao hơn đóng góp do quốc gia xác định năm 2020, trong đó Việt Nam cam kết đạt mục tiêu giảm phát thải không điều kiện là 9% vào năm 2030 so với năm cơ sở 2014 và mục tiêu giảm phát thải có điều kiện là 27%.

Tạp chí VnEconomy đưa tin, để giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển, đồng thời thực hiện các cam kết về khí hậu, báo cáo đã đề xuất nhiều giải pháp trên hai góc độ quan trọng, đó là nâng cao khả năng chống chịu với các tác động của khí hậu và theo đuổi chiến lược tăng trưởng hướng nền kinh tế giảm dần các nguồn năng lượng thâm dụng carbon.
Hai lộ trình này sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về khí hậu đồng thời tăng GDP bình quân đầu người hơn 5%/năm - tỷ lệ trung bình cần thiết để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Trái lại, báo cáo cũng lưu ý, nếu không có các biện pháp thích ứng toàn diện, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến thêm từ 400.000 đến 1 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2030.
Báo cáo ước tính giá trị hiện tại của nhu cầu đầu tư thêm vào các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2040 lên đến khoảng 6,8% GDP mỗi năm, tương đương khoảng 368 tỷ USD.
Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ cần bổ sung đầu tư công bằng nhiều cải cách chính sách để thu hút đầu tư tư nhân. Các dự án đầu tư ưu tiên cho thích ứng từ nay đến năm 2040 có thể cần khoảng 254 tỷ USD, và để giảm tốc độ tăng phát thải sẽ cần ít nhất 81 tỷ USD. Thuế carbon hoặc các quy định hình thành hệ thống mua bán khí thải sẽ là chìa khóa để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển và khí hậu đầy tham vọng.
Báo Nông nghiệp Vệt Nam đưa tin, ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) nhấn mạnh: "Việt Nam đặt hai mục tiêu: trở thành quốc gia có thu nhập cao và phát thải carbon ròng bằng “0” trong 30 năm tới. Để làm được, Việt Nam phải huy động một lượng lớn vốn tư nhân".
Song song với việc nghiên cứu, ban hành thuế carbon hoặc các quy định liên quan tới mua bán khí thải, ông Mora khuyến cáo Việt Nam "xanh hóa lĩnh vực tài chính, thúc đẩy các dự án tăng trưởng xanh trên nhiều lĩnh vực". Theo ông, đây sẽ là chìa khóa để Việt Nam đạt được "mục tiêu kép" về phát triển và khí hậu.
Bảo An (tổng hợp)
Tin khác
Hà Nội: Thu hồi thuốc Rotundin không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Thanh Hóa: Giám đốc Sở TN-MT xin “từ chức” vì áp lực công việc
Giá vàng và ngoại tệ ngày 19/8: Vàng giảm, USD tăng mạnh
Dự báo thời tiết ngày 19/8: Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa lớn
689 tỉ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ đến tay người lao động
Liên tiếp phát hiện bánh kẹo Trung thu nhập lậu chuẩn bị tuồn ra thị trường
4 Xe tải đeo biển tên Công ty CP Môi trường Thuận Thành bị lực lượng Hải quan bắt giữ tại KCN Quang Châu
(THPL) - Vụ việc trên xảy ra vào khoảng 13 giờ 25 phút tại chân cầu vượt KCN Quang Châu thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.18/08/2022 21:54:16Dự báo giá xăng sắp giảm tiếp, về ngưỡng 22.000 đồng/lít
(THPL) - Theo một số chuyên gia, hiện giá xăng dầu trong nước vận hành theo giá dầu thế giới. Do đó nếu giá dầu thế giới tiếp tục giảm,...18/08/2022 17:52:12FLC công bố lộ trình tổ chức ĐHCĐ và phát hành BCTC kiểm toán, nhằm khắc phục nguy cơ bị đình chỉ giao dịch
(THPL) - FLC dự kiến sẽ phát hành báo cáo tài chính 2021 kiểm toán trong tháng 9/2022 và tổ chức ĐHĐCĐ thường niên trong tháng 11 năm nay.18/08/2022 17:52:49Dự báo mùa đông 2022 có thể lạnh hơn, mưa lũ dồn dập vào cuối năm
(THPL) - Theo dự báo, năm nay, không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm. Nền nhiệt độ các tháng đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc khả...18/08/2022 17:53:22
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Tập đoàn Austdoor: Phát triển bền vững bằng các hoạt động tạo giá trị chia sẻ (CSV)
(THPL) - Ngày 12/8/2022 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo "Chiến lược CSR/CSV Doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển bền vững", Tập đoàn Austdoor tham dự với vai trò chia sẻ kinh nghiệm của Doanh nghiệp đang tích cực định hướng phát triển bền vững thông qua các hoạt động, chương trình Tạo giá trị chia sẻ (CSV). - Tập đoàn Bảo Việt và VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
- “Bí mật” hút khách của bánh trung thu thủ công Vinpearl Luxury Landmark 81
- WinCommerce khai trương siêu thị WinMart đầu tiên tại thành phố Vũng Tàu
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
T&T Group, SHB hợp tác chiến lược với Vietnam Airlines và Đường sắt Việt Nam
(THPL) - Ngày 12/8, tại Hà Nội, với sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công thương Singapore, Bộ Công thương và Bộ GTVT Việt Nam, Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Công ty T&Y SuperPortTM - liên doanh giữa T&T Group và Tập đoàn YCH (Singapore) cũng ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Vietnam Airlines và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam. - NovaGroup đón nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022” do...
- Nam A Bank - Hai lần liên tiếp nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất...
- Bảo Việt (BVH): Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững 2022