Chàng trai tốt nghiệp Thủ khoa ĐH Ngoại thương chốt deal lương 30 triệu/ tháng
(THPL) - Tập 14, cũng là tập cuối cùng của “Cơ hội cho ai? – Whose chance?” mùa thứ 4 vừa lên sóng trên kênh VTV3 ở khung giờ quen thuộc, 12h trưa thứ Bảy hàng tuần.
Tin liên quan
- Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Hà Tĩnh: Bảo tàng Hoa Cương đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam
» Những nhóm ngành được kỳ vọng "đột phá" trong năm 2023
» Gã khổng lồ công nghệ Apple tăng giá dịch vụ giải trí
» Mục sở thị các công viên giải trí tầm cỡ quốc tế ngay tại Việt Nam
Tập tuần này vẫn với sự dẫn dắt của MC Thành Trung, cùng sự tham gia của 5 Sếp quyền lực là những người trao cơ hội việc làm cho các ứng viên, bao gồm: Sếp Nguyễn Thanh Quyền – Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thắng Lợi Group; Sếp Lê Đức Thuấn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA); Sếp Lưu Nga - Nhà sáng lập Thương hiệu Thời trang ELISE; Sếp Nguyễn Trung Dũng - Chủ Tịch HĐQT & Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần DH FOODS, Sếp Vũ Minh Trí – Tổng Giám đốc Tập đoàn ASIM.
Tập này chào đón sự xuất hiện của 2 ứng viên mới, trẻ trung, tri thức, đầy nhiệt huyết.
Hà Trung Phong 29 tuổi đến từ Phú Thọ, là cử nhân loại giỏi chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại tại Đại học Ngoại Thương. Trung Phong sở hữu bề dày kinh nghiệm làm việc với hơn 7 năm làm trong lĩnh vực Thương mại Điện tử và Bán lẻ ở nhiều vai trò khác nhau: Chuyên viên, Trưởng bộ phận và hơn 3 năm trong lĩnh vực bán hàng xuyên biên giới tại thị trường Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc. Đặc biệt, anh từng tham gia nghiên cứu phát triển sản phẩm Công nghệ, giúp các nhà Bán hàng, Đối tác Việt Nam đạt doanh thu trên 5 triệu Đô la Mỹ sau 3 tháng ra mắt.
Nguyễn Tiến Dũng 24 tuổi đến từ Đồng Nai, tốt nghiệp Đại học Đồng Nai chuyên ngành Kỹ thuật Máy tính. Anh đã trau dồi bản thân với hơn 6 năm làm trong ngành Tài chính Tiêu dùng tại các công ty Tài chính hàng đầu Việt Nam và 5 năm làm quản lý từ vị trí Trưởng nhóm Kinh doanh đến Trưởng phòng Kinh doanh. Tiến Dũng đạt được nhiều thành tích nổi bật như làm trưởng nhóm kinh doanh Xuất sắc với KPI năm đạt 130% vào những năm 2019-2020 và từng tuyển dụng, đào tạo hơn 1000 nhân viên kinh doanh.
Chủ đề tranh biện của 2 ứng viên tại vòng Đối mặt là: “Bạn có đồng tình với quan điểm: “Marketing cũng phải áp chỉ tiêu doanh số như bộ phận kinh doanh?”.
Là người đưa ra quan điểm trước, Tiến Dũng đồng ý Marketing cũng phải chịu doanh số như đội kinh doanh vì 3 lý do sau. Thứ nhất, Marketing là quảng bá hình ảnh sản phẩm và tiếp cận người tiêu dùng mục tiêu. Ví dụ chúng ta có sản phẩm Sáp vuốt tóc hiệu Ông Dũng Tóc Dài. Một chiến dịch thành công là khi cứ nhắc đến sáp vuốt tóc là khách hàng nhớ ngay đến thương hiệu của chúng ta. Thứ hai, mục tiêu cuối cùng của Marketing chính là bán hàng, trước khi tạo nên một chiến dịch thì phải xác định được doanh số cần bán. Cuối cùng, doanh số bán hàng chính là công cụ để đo lường hiệu quả của Marketing, tránh lãng phí ngân sách.
Hoàn toàn đồng tình với ý kiến của đối thủ, Trung phong cho hay mặc dù hơi khó khăn trong việc đo lường hiệu quả doanh số đến từ Marketing, tuy nhiên vẫn nên xét KPI này bới một số lý do. Thứ nhất, dễ dàng dàng theo dõi tiến độ trong công việc, từ đó ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Thứ hai, có thể đánh giá chất lượng nhân sự, hiệu quả của chiến dịch một cách đúng đắn, từ đó rút kinh nghiệm để lên kế hoạch tốt hơn cho những lần sau. Thứ ba, tạo động lực cho nhân viên luôn đổi mới sáng tạo, tìm ra các cách hiệu quả hơn trong công việc.
Trung Phong cũng bổ sung cách anh chạy một chiến dịch Digital Marketing trên nền tảng Facebook, cũng như cách đo lường hiệu quả Marketing trong trường hợp này. Thông thường, anh sẽ tạo và khởi chạy song song 20 campaign cùng một lúc với giá thầu dao động khoảng 5 đô la cho mỗi campaign. Sau một thời gian, anh quan sát, campaign nào không hiệu quả, anh sẽ tắt đi, và ưu tiên ngân sách cho những campaign tiếp cận, tương tác tốt.
Sếp Quyền đặt câu hỏi: “Trường hợp làm Marketing Branding vả Marketing Event thì áp doanh số bằng cách nào?”.
Với câu hỏi này, Trung Phong chia sẻ, với Marketing Event, thì có thể đo lường bằng chỉ số khách tham dự, hoặc thông qua bảng khảo sát do người tham gia thực hiện. Còn với Marketing Branding thì vẫn có thể đo lường, tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Trung Phong cũng cho rằng chỉ tiêu doanh số của đội Marketing và đội Sale không nên được áp cũng nhau, mà nên tách riêng ra. Ví dụ, nếu chỉ tiêu của Marketing có 3 đầu mục thì 2 mục đầu có thể là lượng Traffic, số lượng khách tham dự, khách hàng mới và mục cuối cùng mới là doanh số.
Mặt khác, Tiến Dũng thẳng thắn nói rằng anh không có chuyên môn quá sâu về Marketing. Tuy nhiên, anh nghĩ sau mỗi Event, thì lượng truy cập Website, độ nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu sẽ tăng lên, còn doanh số sẽ đến sau đó, cần thời gian chứ không thể tức thì.
Sếp Trí tiếp lời để tìm hiểu 2 ứng viên: “Theo 2 em, Marketing là gì?”.
Tiến Dũng cho hay bản thân anh là người làm Direct Sale, đi từng nhà, gõ từng cửa, bán hàng từng người. Với anh, Marketing, đặc biệt trên các nền tảng số, là để quảng bá thương hiệu, tiếp cận người dùng nhanh, rộng và mục đích cuối cùng là bán hàng.
Trung Phong cho biết Marketing có 2 mục đích, một là tiếp cận khách hàng, hai là nâng hình ảnh sản phẩm lên, với càng nhiều khách hàng càng tốt.
Sếp Trí giải thích: “Marketing là tất cả các hoạt động mang hàng từ trong nhà máy đến tay người tiêu dùng. Tùy theo hệ thống phân phối, chúng ta có thể mang hàng đến bán cho đại lý, rồi đại lý họ bán ra. Rồi chúng ta làm những hoạt động để đại lý họ mua vô bán ra gọi là Trade Marketing. Còn các bạn tập trung làm những hoạt động để đại lý họ biết đến để họ đến mua hàng gọi là Consumer Marketing. Sau đó, các bạn có rất nhiều công cụ để làm như Digital Marketing, below the line,…nhưng các bạn phải hiểu là Marketing là đem hàng từ nhà máy ra bán. Để người tiêu dùng mua hàng, ở giai đoạn đầu họ chưa biết thì phải làm Brand Awareness, ngay chỗ đó không có doanh số để các bạn đo lường. Nhưng bắt đầu đến Purchase, tức là người ta mua, thì lúc đó bắt đầu tính doanh số, thì mình bắt đầu cho khuyến mãi, trưng bày, làm nhiều thứ. Sau đó người ta lặp lại, các bạn có thể thấy các chương trình Loyalty, trở lại mua được tặng quà,..v..v…Nguyên cái chu trình lớn như vậy là Marketing. Còn Digital hay Below the line chỉ là phương tiện để mình làm”.
Sếp Dũng có câu hỏi dành cho Trung Phong: “Em có mạnh về vận hành và phát triển doanh số cho các sàn E-comm hay không? Mỗi công ty em chỉ làm 1-2 năm thì em có nghĩ mình nhảy việc hơi nhiều không”.
Trung Phong khẳng định làm việc liên quan đến E-comm là thế mạnh của bản thân. Hiện tại, nam ứng viên vẫn đang làm công việc này chung với một người bạn. Về lời nhận xét nhảy việc hơi nhiều, anh đính chính đã làm tại Lazada 3 năm, Unilever nửa năm do chương trình có giới hạn, Grab và công ty hiện tại gần 2 năm. “Cầu thủ trong một đội bóng nhỏ khi đã phát huy hết khả năng của mình rồi, mà chưa đạt được danh hiệu lớn hơn, thì nên ra đi để đạt được danh hiệu cao hơn” – Trung Phong chia sẻ quan điểm nhảy việc.
Kết thúc vòng Đối mặt, Trung Phong giành chiến thắng tuyệt đối trước đối thủ với điểm số 5/5 để bước tiếp vào vòng 2 – Chinh phục.
Ở vòng Chinh phục, Sếp Quyền đặt câu hỏi đầu tiên: “Trong cuộc đời làm kinh doanh của mình, em đã bán sản phẩm gì rồi? Em nghĩ ngoài những sản phẩm đó em còn có thể bán được sản phẩm gì nữa?”.
Trung Phong cho hay trong quá khứ anh đã bán sản phẩm của Tập đoàn đa quốc gia nơi anh từng làm việc. Hiện tại, anh đang cộng tác cùng một người bạn để bán mặt hàng thời trang online. Với Phong, chỉ cần là sản phẩm có nhu cầu tiêu dùng, anh nghĩ mình đều có thể bán được, miễn sản phẩm đó không hại mình, hại người. Theo anh, người bán hàng nên đặt nặng cái tâm lên trên các kỹ năng còn lại.
Trung Phong cũng cho biết sau khi tốt nghiệp Thủ khoa Đại học Ngoại thương, anh đã xác định sẽ theo đuổi ngành Thương mại Điện tử, một phần vì đam mê, một phần vì xác định nó sẽ trở thành xu hướng. Hiện tại, anh đang là một Manager phụ trách Kinh doanh. Trong tương lai, anh mong sẽ trở thành Giám đốc và Tổng Giám đốc Kinh doanh.
Công việc hiện tại của nam ứng viên là kết nối các nhà bán hàng ở Việt Nam, bán hàng sang châu Âu, nhập hàng từ Trung Quốc. Team của Phong có 2 nhiệm vụ gồm đảm bảo doanh số của các bạn saler và thu hút saler mới từ các nền tảng khác, hoặc chưa bán bao giờ về bán trên sàn của anh.
Sếp Thuấn nghi vấn: “Tại tập đoàn đa quốc gia trước đây, em làm giám sát kênh GT (General trade – Kênh cung cấp hàng hóa truyền thống) từng đấy năm, nếu em cứ phát triển ở đó thì em có thể lên cấp RSM (Giám đốc Kinh doanh Vùng) thì lương có thể lên đến trăm triệu một tháng. Lý do tại sao em lại rẽ ngang sang kênh bán hàng khác?”.
Trung Phong bộc bạch khi đó anh phụ trách khu vực miền Bắc, phải di chuyển rất nhiều, sau đó phát hiện mình bị thoát vị đĩa đệm, phải điều trị 2 tháng, hầu như không thể di chuyển được. Từ đó, anh xác định không thể tiếp tục theo đuổi công việc này nữa dù lương cao.
Sếp Nga tiếp lời: “Bây giờ em đang kinh doanh thời trang đúng không? Thể loại là gì? Quy mô và doanh số như thế nào?”.
Trung Phong cho hay anh không trực tiếp tham gia mà chỉ góp vốn cùng bạn. Một tuần, anh tham gia họp cùng team một lần để đưa ra các chính sách theo kiểu bao quát chung. Cửa hàng bắt đầu kinh doanh từ tháng 3/2022 và đến tháng 6/2022 thì doanh số tầm 1 tỷ. Sản phẩm chủ đạo là váy, quần và sắp tới là túi xách.
Sếp Nga nhận xét doanh số như thế là quá thấp và đặt ngược câu hỏi cho ứng viên vấn đề nằm ở đâu.
Ứng viên sinh năm 1993 cho hay lý do là quá phụ thuộc vào Facebook và chỉ có một kênh đấy thôi, nên khi kênh này gặp sự cố thì doanh số sẽ lao dốc.
Kết thúc vòng Chinh phục, Trung Phong nhận được 2 đèn xanh từ Sếp Dũng và Sếp Nga, vừa đủ điều kiện để đi tiếp vào vòng cuối cùng, Cơ hội cho ai.
Mức lương kỳ vọng của Trung Phong là 30 triệu đồng.
Anh nhận được offer từ:
- Dh Foods cho vị trí Quản lý Kênh Thương mại Điện tử với mức lương 38 triệu đồng
- Elise cho vị trí Phụ trách Sàn Thương mại Điện tử với mức lương 30 triệu đồng
Kết quả chung cuộc, Trung Phong quyết định từ chối mức offer 38 triệu đồng từ Sếp Dũng, vì chưa sẵn sàng đưa cả gia đình bay vào TP.HCM nhận việc, để đầu quân về Elise cho vị trí Phụ trách Sàn Thương mại Điện tử với mức lương 30 triệu đồng.
Ngân An
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt