04:04 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Tranh cãi xung quanh Dự thảo bổ nhiệm thẩm phán Tòa tối cao ... “suốt đời” không nhiệm kỳ

Pv | 10:58 23/12/2020

“Tôi không đồng tình về việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không có nhiệm kỳ”- Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tòa án Nguyễn Văn Điệp - phản đối.

Trước đó, ngày 14/12, TAND Tối cao phối hợp cùng Liên minh châu Âu (EU) và Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo báo cáo đánh giá về năm thi hành Luật Tổ chức TAND 2014.

Dự thảo đề nghị sửa đổi Điều 74 theo hướng bổ nhiệm không có nhiệm kỳ nhằm tạo điều kiện cho thẩm phán trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng xét xử.

Về nhiệm kỳ của thẩm phán, Điều 74 luật này quy định: Nhiệm kỳ đầu là năm năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.

Dự thảo đề nghị sửa đổi Điều 74 theo hướng bổ nhiệm không có nhiệm kỳ (bổ nhiệm suốt đời) nhằm tạo điều kiện cho thẩm phán trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng xét xử. Đối với những thẩm phán không đủ điều kiện thì đã có quy định về cách chức thẩm phán theo quy định tại Điều 82 của luật.

Nhiều ý kiến trái chiều về dự thảo nêu trên. Để có góc nhìn nhiều chiều về Dự thảo này, Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi nhanh với TS Nguyễn Văn Điệp, nguyên Phó Giám đốc Học viện Tòa án. TS Nguyễn Văn Điệp cho hay: “Để trả lời câu hỏi của bạn cần phải phân tích nhiều góc cạnh, nhiều yếu tố…Vì thời gian không cho phép nên tôi chỉ trả lời bạn ngắn gọn đó là; tôi không đồng tình về việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa tối cao không có nhiệm kỳ.

Tóm lại tôi không đồng tình với Dự thảo, kiến nghị bổ nhiệm thẩm phán tòa tối cao không nhiệm kỳ (suốt đời) ”- Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tòa án Nguyễn Văn Điệp nêu ý kiến. Đồng tình với quan điểm của TS Nguyễn Văn Điệp, Thạc sĩ, LS Lê Văn Trung, Đoàn LS TP Hà Nộị cho rằng: “ Tôi không đồng tình với Dự thảo này, vì nhiều yếu tố tế nhị tôi không đề cập tại đây. Tôi chỉ nêu những ý chính, Luật pháp của việt nam khác với các nước khác. Thẩm phán ở các nước khác họ đi từ con đường thực tiễn đi lên, (thiên về thực tiễn) còn ở việt Nam, thẩm phán đi từ con đường đào tạo bổ nhiệm đi. (thiên về đào tạo và bổ nhiệm)Trả lời câu hỏi của phóng viên Pháp luật plus về Dự thảo nêu trên, Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Bộ quốc phòng Việt Nam, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: “Tôi ủng hộ Dự thảo này, từ khi xây dựng Hiến pháp tôi đã đồng ý với ý kiến này; bổ nhiệm thẩm phán TAND tối cao không thời hạn cho đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác hoặc đến khi bãi nhiệm thì thôi.

Tuy nhiên, đi kèm với vấn đề này thì cần phải đáp ứng đầy đủ nhiều tiêu chuẩn khác. Phải bổ nhiệm những cán bộ có năng lực thực sự, tiêu chuẩn cao về mặt nghiệp vụ, chuyên môn, đặc biệt là tiêu chuẩn nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, uy tín xã hội, để cho thẩm phán yên tâm làm việc.

Việc bổ nhiệm những cán bộ không có năng lực hoặc chỉ lên để giữ “ghế” làm mất cơ hội của những người có năng lực thì điều đó cũng bất ổn. Do đó, phải có quy chế thật chặt chẽ đối với việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Cá nhân tôi cho rằng có thể bổ nhiệm thẩm phán TAND tối cao không thời hạn cho đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác hoặc do người được bổ nhiệm từ chối, không muốn làm, do không đủ sức khỏe hoặc vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật”- Trung Tướng Trần Văn Độ bày tỏ quan điểm.

Như vậy, về Dự thảo bổ nhiệm chức danh thẩm phán TAND tối cao không thời hạn đã có nhiều ý kiến trái chiều, trong đó nhiều ý kiến của các chuyên gia pháp không đồng tình.

Theo đó, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TAND Tối cao Ngô Văn Nhàn đồng tình với đề nghị bổ nhiệm thẩm phán suốt đời nhưng cần có lộ trình thực hiện. Theo ông Nhàn, trước hết có thể áp dụng với đối tượng là thẩm phán TAND Tối cao do Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm.

Thẩm phán Tòa Tối cao là ngạch thẩm phán đặc biệt với những tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm rất cao. Để có được các tiêu chuẩn, điều kiện này, họ phải trải qua một quá trình công tác lâu dài, năng lực và uy tín đã được thể hiện, ghi nhận qua vài chục năm công tác và là những người tuổi đã cao.

Ông Nhàn nói: “Luật 2014 quy định nhiệm kỳ của thẩm phán TAND Tối cao cũng giống như nhiệm kỳ của thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp là chưa phù hợp, chưa phản ánh được vị trí pháp lý đặc biệt của thẩm phán TAND Tối cao”. Từ đó, ông đề xuất Quốc hội cho phép kéo dài nhiệm kỳ của thẩm phán TAND Tối cao theo hướng được bổ nhiệm không thời hạn cho đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.

Pv

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu