"Trạm yêu thương": Vận động viên liệt 2 chân giành HCV nhờ bí kíp đặc biệt
(THPL) - Tham gia thể thao chuyên nghiệp đã là một thử thách đối với người bình thường, thế nhưng anh Hoàng Mạnh Giang dù bị liệt 2 chân vẫn thi đấu ở cả hai môn điền kinh và cầu lông. Không những thế anh còn giành được nhiều HCV trong nước.
Tin liên quan
- Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Hà Tĩnh: Bảo tàng Hoa Cương đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam
Hơn 300 doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh chung tay kích cầu du lịch
Fashion show Timeless: Món quà Thu Đông đặc sắc của thương hiệu thời trang Elise
» "Trạm yêu thương": Tiếng hát át âu lo của chàng trai khiếm thị
» "Trạm yêu thương": Nghị lực phi thường của chàng trai mất cả 2 tay
» "Trạm yêu thương": Món quà lớn nhất của người phụ nữ là gia đình mạnh khỏe
Để có được thành quả đáng ngưỡng mộ như vậy, không chỉ nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, anh Giang còn có một chiến thuật đặc biệt cho riêng mình. Trạm yêu thương - chủ đề “Chiến thuật nào cho cuộc đời?”, lên sóng lúc 10h00 ngày 21/5 trên kênh VTV1.
Chúng ta đang ở trong bầu không khí của SEA Games 31, tinh thần thể thao lan tỏa khắp mọi nơi. Và Trạm yêu thương tuần này mở ra thật đặc biệt với một trận cầu lông ngay trên sân khấu của chương trình.
Vừa giành được 3 HCV trong GiảiVô địch các môn Bóng bàn, Cầu lông, Cử tạ, Cờ vua người khuyết tật toàn quốc năm 2022 ở Thái Nguyên, anh Hoàng Mạnh Giang (sinh năm 1983) đã nhận lời tham gia trận đấu cầu lông của Trạm yêu thương. "Đối thủ" của anh là MC Minh Hằng. Thông tin về khách mời dần được hé lộ qua những câu hỏi nhanh. Vừa di chuyển trên chiếc xe lăn, vừa tập trung đỡ cầu, nhưng anh Hoàng Mạnh Giang không bỏ sót một câu hỏi nào từ người dẫn chương trình.
Anh Giang kể, gia đình phát hiện anh bị liệt từ khi 6 tháng tuổi. Dù khuyết đi đôi chân và không thể đi lại như những người bạn cùng trang lứa nhưng từ nhỏ anh đã rất thích thể thao. Chỉ cần thấy các bạn chơi đá bóng, anh Giang sẽ tham gia ngay và nhận vị trí thủ môn, vì đó là vị trí trên sân duy nhất anh có thể đảm nhận được. Không chỉ tham gia điền kinh, xe lăn, anh Giang còn có thể chơi phi lao, ném đĩa và đẩy tạ. Ngoài thể thao thì tài lẻ của anh là sửa chữa điện thoại, và điện dân dụng.
Khi lớn lên, càng nhận thức được khiếm khuyết trên cơ thể, anh Giang lại càng tự ti về đôi chân của mình. Chỉ đến năm 2003, khi xemĐại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 2 do Việt Nam đăng cai tổ chức, thấy các anh chị khuyết tật cố gắng hết mình trên sân thi đấu, anh Giang thầm nghĩ: “Mình phải làm điều gì đó, phải thử để biết năng lực của mình ở đâu”.
Nói là làm, anh Giang quyết định lên Hà Nội. Dù cả gia đình phản đối, nhưng điều đó không làm anh lung lay. 21 tuổi, một mình đi xe khách ra Thủ đô, điểm đến đầu tiên của anh Giang là Bến xe Gia Lâm. Anh bắt xe và tìm đến Câu lạc bộ thể thao người khuyết tật Hà Nội. 15 ngày đầu tiên, anh phải tham gia vào một kỳ kiểm tra mang tính chất quyết định. Anh Giang kể khi ấy mình phải chạy được 19 đến 20 giây trên quãng đường 100m thì mới đủ tiêu chuẩn ở lại đào tạo chuyên nghiệp. Và sau bao nỗ lực, thành quả 19s/100m đã giúp anh Giang có cơ hội theo đuổi ước mơ.
Năm 2005, tấm HCV đầu tiên ở nội dung 200m đã giúp anh Giang có thêm niềm tin và động lực. Anh bảo đó là tấm huy chương quan trọng nhất trong cuộc đời mình, nối dài hơn bảng thành tích cá nhân trong sự nghiệp theo đuổi bộ môn điền kinh. Những tưởng thành quả ấy sẽ giúp anh gắn bó hơn với đường chạy, song năm 2013, anh Giang bất ngờ đưa ra một quyết định thay đổi cuộc đời: thử sức với bộ môn cầu lông.
“Nếu ở bộ môn điền kinh, mình đã xác định được đích đến và chỉ tiến về phía trước thì bộ môn cầu lông đòi hỏi ở vận động viên rất nhiều kĩ năng” – anh Giang chia sẻ. Chơi cầu lông thường có 3 set. Trước mỗi khi bắt đầu trận đấu, vị trọng tài cầu lông sẽ tung đồng xu lên và 1 trong 2 bên sẽ được chỉ định là chọn quyền giao cầu. Người giao trước nhiều nghĩ người nghĩ sẽ có lợi thế. Nhưng nếu không là người được may mắn giao trước thì hãy bình tĩnh đỡ cầu và tính toán chiến thuật để ghi điểm ở lần giao cầu lại. Điều này đã được VĐV khuyết tật Hoàng Mạnh Giang áp dụng ở rất nhiều lần thi đấu trong nước và quốc tế. Và đặc biệt ở chính cuộc đời anh.
Sau thời gian dài khổ luyện với bộ môn cầu lông, năm 2017 anh Giang tham gia Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á tại Malaysia và giành huy chương đồng, dù bị chấn thương trước ngày thi đấu.
Ít ai biết rằng, để theo đuổi đam mê thể thao, ngoài giờ luyện tập, anh Giang vẫn làm đủ mọi việc để trang trải cuộc sống. Buổi sáng, anh đến CLB tập luyện, buổi chiều tranh thủ thời gian rảnh làm thêm công việc nhặt bóng tennis để kiếm thêm thu nhập và rèn thể lực. Có những thời điểm 28, 29 Tết, anh Giang vẫn nhận chở cây thuê. Với anh, không có gì là mình không thể, chỉ cần cố gắng không ngừng sẽ vượt qua tất cả.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, anh Giang tự tin chia sẻ đang nuôi quyết tâm đổi màu huy chương trên đấu trường châu lục. Anh muốn ghi tên mình trên bảng vàng người khuyết tật thế giới. Món quà của Trạm yêu thương sẽ phần nào giúp anh Giang san sẻ gánh nặng về kinh tế và chắp cánh cho mong ước sớm trở thành hiện thực.
Hành trình đi tìm chiến thuật cho cuộc đời của anh Hoàng Mạnh Giang - câu chuyện về nghị lực của một người khuyết tật sẽ tiếp tục là điểm hẹn đáng chờ đợi trong Trạm yêu thương lên sóng lúc 10h00 thứ bảy ngày 21/5 trên kênh VTV1.
An An
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt