Trách nhiệm của Sở NN&PTNT Hà Nội khi mua bảo hiểm công trình xây dựng?
(THPL)- Mua bảo hiểm công trình xây dựng theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP không chỉ giúp doanh nghiệp và cơ quan nhà nước tuân thủ pháp luật mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài chính, quản lý rủi ro và nâng cao uy tín thương hiệu. Thế nhưng, gần đây Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) làm chủ đầu tư hàng loạt Dự án Công trình đê điều nhưng lại không mua bảo hiểm công trình xây dựng trong thời gian thực hiện dự án.
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» Gian lận hồ sơ đấu thầu, Cty cổ phần Đầu tư phát triển năng lượng Quảng An bị đề nghị cấm thầu
» Minh bạch trong đấu thầu: Cần tăng cường kiểm tra, xử lý triệt để các kiến nghị
Việc mua bảo hiểm bắt buộc theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ Việt Nam không chỉ là một yêu cầu pháp lý đối với các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước tham gia vào các dự án đầu tư xây dựng mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng nhằm bảo vệ thương hiệu và uy tín của họ.
Mua bảo hiểm bắt buộc là cần thiết bởi vì: Nếu không thực hiện đúng các yêu cầu về bảo hiểm có thể dẫn đến các hình phạt hành chính, phạt tiền hoặc thậm chí là đình chỉ hoạt động dự án; Bảo hiểm giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi các kiện cáo hoặc tranh chấp phát sinh từ các sự cố trong quá trình xây dựng; Bảo hiểm giúp bù đắp các thiệt hại về tài sản, an toàn lao động hoặc các sự cố khác có thể xảy ra trong quá trình thi công; Giảm thiểu ảnh hưởng tài chính từ các sự cố bất ngờ, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định; Việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý và đảm bảo an toàn trong dự án xây dựng góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trước khách hàng và đối tác; Khách hàng và đối tác sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi biết rằng doanh nghiệp có các biện pháp bảo vệ rủi ro hiệu quả; Quá trình mua bảo hiểm thường đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, từ đó áp dụng các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu; Có sẵn các phương án dự phòng khi xảy ra sự cố, giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng và hiệu quả.; Bảo hiểm bắt buộc yêu cầu doanh nghiệp phải quản lý dự án một cách chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn, từ đó nâng cao chất lượng thi công và hoàn thiện dự án đúng tiến độ; Mặc dù việc mua bảo hiểm có chi phí nhất định, nhưng nó giúp tránh được các chi phí lớn phát sinh từ các sự cố không lường trước…
Nếu các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước chú trọng đầu tư vào việc mua bảo hiểm một cách đầy đủ và hiệu quả, điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho dự án mà còn xây dựng được lòng tin và uy tín vững chắc trên thị trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển lâu dài và bền vững.
Thế nhưng, gần đây Sở NN&PTNT Hà Nội làm chủ đầu tư nhiều dự án thuộc công trình đê điều nhưng lại không mua bất kỳ một gói Bảo hiểm nào theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Theo đó, một trong những nội dung quan trọng là quy định về việc mua bảo hiểm bắt buộc cho các công trình trong thời gian xây dựng. Việc mua bảo hiểm này thường được thực hiện dưới hình thức gói thầu "dịch vụ - phi tư vấn". Dịch vụ phi tư vấn ở đây bao gồm cả mua bảo hiểm cho công trình xây dựng. Đây là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thi công, bao gồm các sự cố liên quan đến an toàn lao động, thiệt hại về vật chất hay tai nạn lao động. Gói thầu dịch vụ phi tư vấn này đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý về bảo hiểm công trình trong giai đoạn xây dựng, góp phần bảo vệ lợi ích của các bên liên quan trong dự án đầu tư xây dựng.
Cụ thể tại một loạt các dự án như: Tại Dự án “Sửa chữa mặt đê Hữu Đà, đoạn từ K2+200 đến K8+200 đi qua địa bàn xã Sơn Đà, Tòng Bạt, huyện Ba Vì, TP Hà Nội” với giá gói thầu là 47.241.840.000VNĐ; Dự án “Sửa chữa đoạn còn lại của tuyến kè Tản Hồng - Châu Sơn, huyện Ba Vì” với giá gói thầu là 13.221.150.000VNĐ; Dự án “Sửa chữa kè Xâm Thị các đoạn tương ứng từ K87+500 đến K88+000, từ K88+100 đến K88+200 và từ K88+800 đến K89+089 đê hữu Hồng, huyện Thường Tín, TP Hà Nội” với giá gói thầu là 66.354.908.000VNĐ; Dự án “Sửa chữa kè An Cảnh tương ứng từ K95+900 đến K96+300 đê hữu Hồng, huyện Thường Tín, TP Hà Nội” với giá gói thầu là 34.290.856.000VNĐ; Dự án “Sửa chữa kè Minh Quang (đoạn 1 từ thôn Pheo đến thôn Mộc; đoạn 2 sau kè Đồng Tiến đến đầu kè Liên Bu; đoạn 3 từ sau kè Liên Bu đến đầu cầu Đồng Quang), xã Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội” với giá gói thầu là 66.529.600.000VNĐ; Dự án “Sửa chữa kè Thuần Mỹ đoạn từ khu vực K9 Đá Chông đến khu vực cống lấy nước, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì” với giá gói thầu là 48.757.469.000VNĐ; Dự án “Tu sửa, nâng cấp, mở rộng mặt đê từ K4+000 đến K7+400 đê tả Đuống thuộc địa bàn các xã: Đông Hội, Mai Lâm, huyện Đông Anh” với giá gói thầu là 45.225.117.000VNĐ...
Xét thấy tất cả các công trình nêu trên đều thuộc công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (Công trình đê điều). Thế nhưng, Sở NN&PTNT Hà Nội có dấu hiệu không mua bất kỳ một gói bảo hiểm nào đối với các dự án nêu trên.
Về vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với ông Kim Văn Thiêm- Trưởng phòng QLDA 2 thuộc ban Quản lý và Duy tu các công trình nông nghiệp, nông thôn Hà Nội là đơn vị mời thầu dự án trên, ông cho biết lý do không mua bảo hiểm là vì “Dự án được duyệt không có phần kinh phí mua bảo hiểm và công trình không bắt buộc mua bảo hiểm, nên không mua bảo hiểm. Lý do không phải mua theo Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng: Công trình được đầu tư xây dựng mới và các công trình được cải tạo, sửa chữa làm thay đổi quy mô, công suất, công năng, kết cấu chịu lực chính”.
Như chúng ta đã biết, gần đây những thiệt hại, mất mát do siêu bão Yagi là rất lớn và đây cũng là bài học đắt giá cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân suy nghĩ xem nên hay không nên mua bảo hiểm. Vậy nên tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng có nhấn mạnh mua bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình (Công trình đê điều - Mọi cấp).
Tại Hội nghị thường trực Chính phủ ngày 15/9 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, bão Yagi gây thiệt hại nặng nề cho các địa phương phía Bắc khi có khoảng 257.000 căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 305 sự cố đê điều, chủ yếu là các tuyến đê lớn; 262.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng; 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết; 310.000 cây xanh đô thị gãy đổ…, ước tính tổng thiệt hại lên tới 40.000 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD), làm giảm 0,15% GDP.
Đáng chú ý đối với Dự án “Tu sửa, nâng cấp, mở rộng mặt đê từ K4+000 đến K7+400 đê tả Đuống thuộc địa bàn các xã: Đông Hội, Mai Lâm, huyện Đông Anh” Công trình này có dấu hiệu làm thay đổi quy mô, công suất, công năng, kết cấu chịu lực chính, do đó thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng theo Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Việc Sở NN&PTNT Hà Nội không mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng có dấu hiệu chưa tuân thủ đối với Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. Điều này có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến quá trình thi công và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước. Rất cần kiểm tra, làm rõ hàng loạt các Dự án từ trước đến nay do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội làm chủ đầu tư trong việc mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hay chưa?
Còn nữa (minh bạch công khai thông tin kết quả lựa chọn nhà thầu)…
PV
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt