10:12 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

TP. HCM: Cảnh báo ô nhiễm sông Sài Gòn - Đồng Nai

14:51 10/10/2019

(THPL) - Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã ra cảnh báo về mức độ ô nhiễm ở sông Sài Gòn, Đồng Nai.

Sông Sài Gòn - Đồng Nai có hàm lượng ammonia, vi sinh, mangan... và các chất ô nhiễm ngày càng cao nhưng mỗi ngày thành phố đông dân nhất cả nước vẫn phải dùng hơn triệu m3 từ nguồn sông này. Trước đó, theo Vnexpress, dù cơ quan quản lý đã tăng cường nhiều giải pháp bảo vệ nguồn nước nhưng chất lượng nước mặt sông Đồng Nai, đặc biệt là sông Sài Gòn ô nhiễm vi sinh rất nghiêm trọng và ô nhiễm dầu mỡ nhẹ. Các chỉ tiêu như ammonia, hữu cơ, vi sinh, mangan... ngày càng tăng.

Nhà máy cấp nước Thủ Đức ở thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Vietnamnews)

Ngoài ra, nguồn nước sông đang chịu tác động lớn bởi đặc tính thời tiết, thủy văn và ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn và thiếu nước vào mùa khô. Thêm vào đó, tình trạng khai thác nước ngầm quá mức cũng được báo động là gây mất cân bằng nước. Nhiều nơi mực nước hạ thấp vượt quá mức cho phép, chất lượng nước không đạt chuẩn và xâm nhập mặn gia tăng. Trong khi đó, tình trạng bê tông hóa, san lấp kênh rạch của quá trình đô thị hóa làm hạn chế khả năng bổ cập tự nhiên cho các tầng nước ngầm.

Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã ra cảnh báo về mức độ ô nhiễm ở sông Sài Gòn và Đồng Nai và yêu cầu những đơn vị cấp nước cho người dân đảm bảo nguồn nước sinh hoạt sạch, an toàn. 

Theo Vietnamnews, tiến sĩ Võ Lê Phú, trưởng phòng tài nguyên và môi trường của Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh cho biết chất lượng nước ở sông Sài Gòn, nguồn cung cấp nước chính cho TP HCM, đã xuống cấp nghiêm trọng do sự phát triển đô thị nhanh chóng. Ông cũng cho biết thêm mỗi ngày 700.000 - 900.000 mét khối nước thải thải ra môi trường trong thành phố.  

Đối mặt với tình trạng ô nhiễm và nước biển xâm lấn ngày càng tăng vào sông Sài Gòn vào mùa khô, Sawaco đã lên kế hoạch khai thác nước từ hồ chứa nước Dầu Tiếng (ở huyện Dầu Tiếng ở tỉnh Bình Dương và huyện Hớn Quản ở tỉnh Bình Phước).

Công ty cũng có kế hoạch di dời Nhà máy xử lý nước Tân Hiệp ở huyện Hóc Môn đến thượng nguồn sông Sài Gòn và xây dựng thêm các hồ chứa để chứa nước, đảm bảo nguồn nước sản xuất và sinh hoạt. 

Hoàng Vân (Tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu