06:57 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

TP. HCM: Cẩn thận nguy cơ bùng phát dịch tay, chân, miệng

12:15 10/10/2019

(THPL) - Theo Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố Hồ Chí Minh, bệnh tay chân miệng đang đến mùa cao điểm tại thành phố, với tỷ lệ mắc tăng gấp đôi so với tháng trước.

Từ giữa tháng 7, lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám, điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM gia tăng. Các chuyên gia y tế cảnh báo bệnh đang vào mùa, có xu hướng lây lan nhanh nếu không thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng ngừa. Đến tháng 8 và 9, số lượng ca nhiễm bệnh tay, chân, miệng tăng vọt đã tạo ra sự lo lắng trong người dân, đặt ra câu hỏi cho các đơn vị y tế "tại sao đã thực hiện rất tốt các biện pháp phòng ngừa mà số lượng bệnh nhân vẫn tăng cao?".

Dịch bệnh có nguy cơ bùng phát tại thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Internet) 

Theo báo Tuổi trẻ, ghi nhận tại khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ mắc tay chân miệng đến khám và được kê thuốc điều trị ngoại trú lẫn số trẻ phải nhập viện điều trị nội trú đều gia tăng. Nếu như tháng 7 chỉ có hơn 1.900 trẻ đến khám bệnh do mắc tay chân miệng thì trong tháng 8 có đến gần 5.000 ca. Tháng 7 có 168 ca phải nhập viện điều trị nội trú thì đến tháng 8 con số này tăng lên 283 ca và mới chỉ tính đến nửa đầu tháng 9 có đến 235 ca. Trước tình hình này, khoa nhiễm đã bố trí một khu vực dành riêng cho bệnh nhi để tránh lây lan cho các bệnh nhi khác.

Tương tự, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 số liệu thống kê sơ bộ cho thấy trong tháng 8, mỗi ngày đơn vị điều trị cho khoảng 20 trẻ nội trú mắc tay chân miệng. Nhưng đến giữa tháng 9 con số này tăng hơn 2 lần (50 trẻ/ngày). Đặc biệt có một số trường hợp khá nặng, phải thở máy.

Quy luật của bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, bắt đầu phát sinh từ tháng 8 kéo dài đến hết tháng 12 khi trẻ trở lại trường học sau thời gian nghỉ hè.

Trung tâm y tế dự phòng Tp. Hồ Chí Minh đã đưa ra cảnh báo với các bậc cha mẹ và người chăm sóc nên giữ con cái họ ở nhà nếu chúng mắc bệnh để ngăn chặn sự lây lan của nó, đặc biệt là thông qua các trường học.

Phát ban với mụn nước ở tay và chân là triệu chứng của bệnh tay, chân và miệng (Ảnh: Vietnamnews)

Sau khi dịch bệnh xảy ra vào năm 2011 - 2012, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, thường xuyên tiến hành các biện pháp phòng chống bện tại các trường học, đặc biệt là trường mẫu giáo. 

Để tránh sự bùng phát của dịch bệnh, người lớn cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa hiệu quả bao gồm rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, làm sạch bề mặt tiếp xúc và các vật dụng bẩn như đồ chơi trước bằng xà phòng và nước, sau đó có thể sử dụng dung dịch thuốc tẩy chứa clo để khử trùng và tránh tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc bệnh.

Hoàng Vân (Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu