20:00 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Tổng thống Trump ký sắc lệnh nhắm vào Twitter

Anh Tuấn (tổng hợp) | 13:45 29/05/2020

(THPL) - Ngày 28/5, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một sắc lệnh nhằm loại bỏ biện pháp bảo vệ các mạng xã hội trước những khiếu nại về việc biên tập nội dung.

Tổng thống Trump đang có cuộc chiến với Twitter sau khi mạng xã hội này đặt dưới hai tweet sai sự thật của ông Trump cảnh báo đề nghị người xem hãy “Đọc sự thật”, hướng người dùng đến thông tin từ các nguồn báo chí uy tín.

Theo AP, ông Trump tuyên bố sắc lệnh trên một cách đình đám, nhưng các chuyên gia chỉ ra rằng bước đi này chỉ chủ yếu mang tính chính trị, nhằm thể hiện trong mắt các cử tri trung thành, thay vì đi vào thực chất.

Cụ thể, sắc lệnh của ông Trump yêu cầu các cơ quan chính phủ nghiên cứu áp đặt các quy định mới lên các mạng xã hội. Là các “nền tảng”, các công ty như Twitter và Facebook vốn được luật pháp bảo vệ, sẽ không thể bị kiện về nội dung được đăng tải lên đó như các “nhà xuất bản nội dung”.

Nhưng các chuyên gia cho rằng ông Trump khó thay đổi điều này nếu chưa có sự chấp thuận của Quốc hội.

Theo tạp chí Zing.news, trước đây, chính quyền ông Trump cũng cân nhắc sắc lệnh tương tự, nhưng phải gác lại vì lo ngại sẽ không đủ cơ sở pháp lý, đồng thời cũng trái với quan niệm của các cử tri bảo thủ ủng hộ ông, là luôn muốn bớt quy định hơn, thêm quyền tự do.

Hai tweet của ông Trump bị Twitter đặt cảnh báo kèm theo là các tweet nói về bầu cử qua thư, trong đó ông Trump gọi việc bầu cử qua thư là “gian lận”, và nói “lá phiếu bầu qua thư sẽ bị đánh cắp”, mà không có bằng chứng. Bên dưới tweet, có đường dẫn ghi “Đọc sự thật về bỏ phiếu qua thư”, dẫn người dùng đến các trang báo uy tín, đã được kiểm chứng.

Tổng thống Trump ký sắc lệnh nhắm vào Twitter (Nguồn: Internet)

Tổng thống Trump cáo buộc Twitter can thiệp bầu cử, nhưng CEO của Twitter Jack Dorsey nói “Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ ra thông tin sai hoặc tranh cãi về bầu cử trên toàn cầu”.

Đề xuất của ông Trump có nhiều vấn đề pháp lý nghiêm trọng và khó vượt qua được những sự phản đối, theo Matt Schruers, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Máy tính và Truyền thông, tổ chức ở Washington đại diện cho các công ty máy tính và Internet.

Bên cạnh đó, sắc lệnh cũng là đòn nhắm đến chính nền tảng đã giúp ông Trump trực tiếp “phóng đại” các thông điệp của mình mà không cần qua trung gian, và có thêm nhiều fan trung thành. Trên Twitter, ông Trump đang có 80 triệu người theo dõi.

Chính do thành công, lợi thế trên mạng xã hội như vậy, sắc lệnh của ông Trump có thể chỉ là chính trị thay vì ý định thực sự muốn thắt chặt quy định, theo giáo sư truyền thông John Pavlik tại Đại học Rutgers.

Ông cho biết tổng thống đang cố dọa nạt các nền tảng, nhằm định hướng luồng thông tin online về bầu cử 2020, đồng thời “kích động khối cử tri của mình”.

Theo báo Giao thông, theo thống kê tính đến quý I năm 2019, các mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn thế giới có người dẫn đầu thị trường hiện nay là Facebook, mạng xã hội đầu tiên vượt qua 1 tỷ tài khoản đăng ký và hiện đang có 2,32 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.

Ứng dụng chia sẻ ảnh được xếp hạng thứ sáu Instagram có 1 tỷ tài khoản hoạt động hàng tháng. Sau Facebook là Youtube với 1,9 tỷ người dùng hàng tháng. WhatsApp xếp thứ ba với 1,6 tỷ người dùng. Ứng dụng chat Facebook Messenger xếp thứ 4 với 1,3 tỷ người dùng.

Hoa Kỳ hiện vẫn là nước nhiều mạng xã hội phổ biến và sở hữu lượng người sử dụng nhiều nhất trên hành tinh.

Trong số này, Twitter hoạt động như là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí bình thường, mạng này cho phép người sử dụng đọc, nhắn và cập nhật các mẩu tin nhỏ gọi là tweets, một dạng tiểu blog.

Những mẩu tweet được giới hạn tối đa 280 ký tự được lan truyền nhanh chóng trong phạm vi nhóm bạn của người nhắn hoặc có thể được trưng rộng rãi cho mọi người.

Từ tháng 1/2012, Twitter bắt đầu áp dụng kỹ thuật mới để kiểm duyệt các tin nhắn dựa trên cơ sở từng nước một nhằm tuân thủ những luật lệ khác nhau trên thế giới và bất kỳ nội dung nào mà Twitter xóa bỏ đều được xóa trên khắp thế giới.

Điều này đi ngược lại với tuyên bố của Twitter cách đó 1 năm là lời hứa hẹn sẽ không kiểm duyệt những tin nhắn trong giai đoạn bùng nổ những phong trào "Mùa xuân Ả Rập" chống chính phủ tại một số quốc gia vùng Trung Đông được Washington hậu thuẫn.

Anh Tuấn (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu