09:54 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Tổ chức lễ tổng kết dự án ODA giáo dục văn hóa nghệ thuật trong thời đại kỹ thuật số

13:44 22/11/2018

(THPL) - Viện Phát triển Đào tạo Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc phối hợp với Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết dự án “ODA giáo dục văn hóa nghệ thuật trong thời đại kỹ thuật số” từ ngày 24~25/11/2018 tại 49 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nôi.

Chương trình “ODA giáo dục văn hóa nghệ thuật” do Bộ VHTTDL (Bộ trưởng Do Jong Hwan) chủ trì, Viện Phát triển Đào tạo văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc (Viện trưởng Yang Hyun Mi) thực hiện.  Đây là dự án hợp tác phát triển quốc tế được triển khai với mục đích xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo văn hóa nghệ thuật tự phát và bền vững thông qua cơ sở giáo dục tại địa phương, tăng cường đội ngũ nền tảng của ngành văn hóa nghệ thuật như phát triển sự sáng tạo, năng lực giao tiếp xã hội của học viên thông qua hỗ trợ giảng dạy văn hóa nghệ thuật dành cho đối tượng là thanh thiếu niên, giáo viên – đối tượng trung gian tại các nước đang phát triển. Dự án bắt đầu triển khai đầu tiên tại khu vực tỉnh Lào Cai (Việt Nam) từ năm 2013 và được mở rộng sang vùng Cirebon Indonesia năm 2018.

 

SaPa - Bùi Thị Minh Hạnh. 

Từ năm 2013 đến năm 2017, dự án (ODA giáo dục văn hóa nghệ thuật) đã tiến hành hỗ trợ triển khai chương trình dạy nhiếp ảnh, mỹ thuật thị giác, múa, diễn kịch dành cho đối tượng là thanh thiếu niên và giáo viên tại tỉnh Lào Cai, địa phương có nhiều dân tộc thiểu số nằm ở phía Bắc Việt Nam. Chương trình đã không chỉ thay đổi đời sống của học viên theo chiều hướng tích cực mà bên cạnh đó đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ như đã có nhiều học sinh đã định hướng nghề nghiệp tương lai trong các lĩnh vực như nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhà tổ chức giáo dục văn hóa nghệ thuật.

 

Truyền Thống - Trịnh Trung Thành. 

Chị gái - Nguyễn Long Vũ. 

Năm 2018, dự án (ODA giáo dục văn hóa nghệ thuật) tại Việt Nam tròn 5 tuổi. Dự án năm nay tiến hành theo nhu cầu của địa phương bao gồm chương trình “Giảng dạy diễn kịch vận dụng tác phẩm văn học” để khuyến khích hoạt động đọc sách của thanh thiếu niên, đồng thời triển khai chương trình “Phổ cập kỹ thuật số” trong giảng dạy văn hóa nghệ thuật, với nội dung vận dụng các công cụ kỹ thuật số để sáng tạo văn hóa nghệ thuật. Đặc biệt, đối với trường hợp chương trình phổ cập kỹ thuật số, các giáo viên người Hàn Quốc đã triển khai đào tạo từ xa sau khi đã tiến hành giảng dạy cơ bản tại địa phương, hỗ trợ học viên có thể tự tiếp tục công việc học tập một cách độc lập, liên tục. Chương trình này mới được triển khai lần đầu tiên tại Lào Cai và hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương.

Lễ tổng kết dự án lần này được tổ chức tại Hà Nội với mục đích triển lãm kết quả đào tạo phổ cập kỹ thuật số dành cho các học sinh cấp 3 ở khu vực Lào Cai, giới thiệu quảng bá mô hình đào tạo này với khán giả Hà Nội, kết hợp tổ chức trải nghiệm để khán giả có cơ hội trải nghiệm các phương pháp đào tạo mới, kết hợp giữa biểu diễn với các tác phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo.

 

Hòa Bình thế giới - Đào Hồng Sơn. 

Lễ tổng kết sẽ trưng bày 20 tác phẩm được thiết kế, tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo với chủ đề “Kỷ niệm 26 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc”. Tác phẩm do các em học sinh Lào Cai thực hiện theo các hình thức sáng tạo poster, logo, hình minh họa trên áo phông, cốc sứ sau đúng một tháng học cùng các chuyên gia Hàn Quốc. Đồng thời, trong chương trình trải nghiệm dành cho khách tham quan, các chuyên gia đến từ Hàn Quốc sẽ trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu cho khách tham gia trải nghiệm về thế giới kỹ thuật số muôn màu muôn vẻ qua một số các chương trình như: Tạo tác phẩm mỹ thuật vận dụng AI; Cảm nhận tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng qua chương trình gigapixel; Biểu diễn tác phẩm nghệ thuật bằng công nghệ hiện thực tăng cường, Khám phá văn hóa Hàn Quốc qua thiết bị VR.

 

Cùng bay cao - Hoàng Thị Thu Hiền. 

Đặc biệt, tại buổi lễ tổng kết, 3 học sinh đến từ Lào Cai sẽ tham gia chương trình ‘Biểu diễn VR- Art’ diễn ra vào ngày 24 (thứ bảy) và thể hiện khả năng của bản thân khi hóa thân thành các “VR Artist” và “DJ” dựa trên các kiến thức đã học. Các em sẽ hướng dẫn và báo cáo các nội dung như: vẽ tranh nhanh sử dụng ứng dụng “Tilt Brush” của Google, biểu diễn âm nhạc điện tử Djing sử dụng ứng dụng thiết bị âm nhạc midi Lauchpad, thực hiện tác phẩm media art kết hợp âm nhạc với các tác phẩm nghệ thuật sử dụng công nghệ “Projection Mapping”.

 

Đôi cánh bàn tay - Hoàng Trí Tuân.

Đại diện Viện Phát triển Giáo dục văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc cho biết “Nếu biết cách vận dụng các công cụ kỹ thuật số, mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận với văn hóa nghệ thuật ngay cả ở các vùng miền xa xôi, khó tiếp cận văn hóa. Trong tương lai Viện Phát triển Giáo dục văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc sẽ tiếp tục cố gắng để có thêm nhiều thanh thiếu niên Việt Nam có cơ hội phát triển song hành với văn hóa nghệ thuật, tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hơn”.

Chương trình “Biểu diễn VR Art” sẽ được livestream trực tiếp trên facebook của Viện.

Ngân An

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu