10:23 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 để thêm yêu nguồn cội

11:44 05/04/2017

(THPL) - Ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày Quốc lễ của Việt Nam ta. Cả dân tộc hướng về cội nguồn, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc luôn là biểu tượng tôn kính, linh thiêng, quy tụ và gắn bó người dân Việt Nam. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Dù ai đi ngược về xuôi/  Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba

Khắp miền truyền mãi câu ca/ Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ tổ Hùng Vương là dịp cả dân tộc hướng về cội nguồn, tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Ảnh: Internet

Nguồn gốc của ngày giỗ tổ Hùng Vương

Truyền thuyết kể lại rằng: Kinh Dương Vương sinh một con trai, sau nối ngôi vua cha, niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con, là tổ tiên của người Việt. Long Quân phong cho con trưởng Hùng Vương nối ngôi làm vua. Trải qua 18 đời, Hùng Vương thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán - An Dương Vương.

Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn - năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng tổ tiên.

Ðền Hùng Vương ở Lâm Thao tỉnh Phú Thọ xây từ 250 năm trước Tây lịch, thuộc thời Thục Phán - An Dương Vương, để tưởng nhớ công đức của các thế hệ dựng đất nước Văn Lang. 

Vào ngày 6-12-2012, ý nghĩa của giỗ tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Giờ đây, ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương 10-3 không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc mà còn là niềm tự hào của người Việt trước bạn bè quốc tế.

Kể từ năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức công nhận giỗ tổ Hùng Vương là Quốc lễ. Từ đó, ngày này có ý nghĩa đặc biệt hơn với con dân người Việt ở trong và ngoài nước.

Ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3

Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10-3 chính là nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, công ơn của những người đi trước. Theo tục lệ hàng năm, ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là dịp con cháu người dân Việt, dù đang ở đâu cũng cùng nhau hướng về cội nguồn dân tộc, bày tỏ lòng biết ơn với những người đi trước.

Giổ Tổ Hùng Vương không phải chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc; đề cao lợi ích cộng đồng và nếp sống quây quần, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cũng như lòng biết ơn thành kính đối với thế hệ đi trước. 

Mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, với nhiều biến động thăng trầm nhưng truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt không bao giờ thay đổi. Giỗ tổ Hùng Vương chính là một minh chứng hùng hồn cho điều đó.

Nghi thức tế lễ giỗ tổ Hùng Vương

Vì ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương 10-3 là đặc biệt quan trọng nên những nghi thức được tiến hành khá cầu kì. Khi tế lễ Hùng Vương thường có âm nhạc, lễ vật, một ban tế lễ gồm những người có chức sắc được làm chủ tế.

Ngoài ra trong ngày giỗ tổ Hùng Vương, người ta thường trang trí thêm cờ xí, nhạc lễ, phẩm phục, phẩm vật tế lễ. Bộ Văn hóa có hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng. Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009 đã ghi rõ Lễ phẩm bao gồm:

Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.

Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.

Bên cạnh hướng dẫn đó thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương hầu hết ở các địa phương gần như giống nhau, đều có xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (bắt buộc phải là gà trống thiến), thịt lợn (bắt buộc là lợn đen).

Bích Thảo

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu