Tiếp thị du lịch: Đã đến lúc phải thay đổi
(THPL) - Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, sau hơn bốn tháng nối lại mảng du lịch quốc tế, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc, từ gần 91.000 lượt của quí 1-2022 lên 954.600 vào cuối tháng 7 vừa qua.
Tin liên quan
- Kết nối du lịch với Famtrip có chủ đề “Mộc Châu mùa hồng chín 2024”
Gần 2.000 du khách quốc tế đến Phú Quốc trong ngày 30 Tết
Bắc Yên (Sơn La): Phát huy tiềm năng, lợi thế để du lịch phát triển bền vững
Nhiều tour du lịch miền Bắc "ấm lên" dịp Tết Dương lịch 2024
Trung Quốc giảm lệ phí visa cho du khách Việt Nam
» 3 loại hình du lịch hút khách dịp nghỉ lễ 2/9
» Công bố giải đấu BRG Open Championship Đà Nẵng 2022 trong Lễ hội du lịch gôn Đà Nẵng 2022
» Doanh nghiệp mới trong lĩnh vực du lịch tăng vọt
Tuy nhiên, phần đóng góp của nhóm du khách quốc tế trong tổng thu từ khách du lịch của Việt Nam vẫn giảm đến 90,3% khi so với cùng kỳ năm 2019 trước khi có dịch Covid-19. Nhiều doanh nhân trong ngành cho hay hiện chưa có nhiều tín hiệu tích cực về mùa làm ăn vào cuối năm nay, và mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế năm 2022 của ngành du lịch khó thành.
Điều gì đã khiến lượng khách nước ngoài đến Việt Nam vẫn chưa nhiều dù điểm đến mở cửa khá sớm, với chính sách kiểm soát y tế được đánh giá là thông thoáng? Đặt qua một bên các lý do đã được nhắc tới nhiều, như các thị trường lớn là Nhật Bản, Trung Quốc vẫn kiểm soát dịch nghiêm ngặt, mất thị trường Nga do chiến tranh, giá vé máy bay cao… ta nói tới một “điểm nghẽn” lớn: việc thiếu các hoạt động tiếp thị.
Từ khi nối lại mảng du lịch quốc tế vào giữa tháng 3 cho đến nay, số lượng các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài còn ít và phần lớn là do các doanh nghiệp du lịch, hàng không chủ động thực hiện. Trong đó, những công ty như Vietnam Airlines, VietJet Air, Saigontourist Group, Thiên Minh, Indochina Unique Tourist, HG Group đã tổ chức nhiều chương trình tại Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ… Bóng dáng của cơ quan quản lý du lịch quốc gia trong việc tổ chức các chương trình quảng bá điểm đến và kết nối doanh nghiệp trong nước với nước ngoài còn mờ nhạt. Điều này khác với cách mà nhiều cơ quan xúc tiến du lịch nước ngoài đang thực hiện tại thị trường Việt Nam.
Hiện ngày càng có nhiều đại diện của cơ quan xúc tiến du lịch nước ngoài đến làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, các vị đại diện của điểm đến chưa mở cửa hoàn toàn đến chào và nhắc thời điểm dự tính mở cửa. Những vị ở điểm đến đã mở cửa thì ghé thăm để cập nhật thông tin du lịch, y tế cho đối tác dễ làm tour và còn mời họ đến tận nơi xem dịch vụ. Một số cơ quan còn trực tiếp đặt vấn đề gửi khách có kèm theo những khoản chi phí hỗ trợ để doanh nghiệp Việt Nam bán tour.
Trong khi ở ta, một số cơ quan xúc tiến điểm đến nước ngoài cho biết vẫn dùng các chính sách tiếp thị và thu hút du khách được thực hiện từ trước dịch Covid-19 đến nay, như kết thân với doanh nghiệp, cơ quan truyền thông, KOL (người có tầm ảnh hưởng) của nước sở tại và đưa ra chính sách bán tour hấp dẫn.
Khi nói đến các chương trình tiếp thị ở nước ngoài, gồm quảng bá trên truyền hình, Internet, thành lập văn phòng đại diện và các chương trình tiếp thị trực tiếp đến doanh nghiệp, thì các cơ quan đầu ngành vẫn nêu khó khăn vì “tiền đâu để làm”. Từ nhiều năm nay, khoản kinh phí quảng bá cỡ 2 triệu đô la Mỹ/năm của du lịch Việt Nam thường được đem ra so sánh để thấy quá ít ỏi với con số lên đến hàng chục triệu đô la của Thái Lan, Singapore, Malaysia hay Hàn Quốc.
Tiền ít thì hiệu quả tiếp thị sẽ khó cao nhưng giả sử, nếu có được nguồn kinh phí lớn thì cơ quan quản lý – xúc tiến du lịch có dám thử “chơi lớn” một lần để thay đổi hoàn toàn cách tiếp thị hay không? Cơ quan chức năng có dám mở văn phòng đại diện du lịch ở những thị trường trọng điểm cùng với cam kết rõ ràng về việc tiêu tiền và tốc độ tăng trưởng của thị trường như cách mà nhiều điểm đến đang thực hiện hay không? Có thể chọn vài thị trường mục tiêu để chi tiền nhằm tiếp thị trúng đích đến phân khúc khách hàng cần thu hút và nhóm doanh nghiệp có thể gửi khách hay không?
Thiết nghĩ, nếu dám thay đổi như vậy thì việc kêu gọi doanh nghiệp đóng góp hay huy động tiền từ ngân quỹ là không đến nỗi quá khó khăn. Thực tế, trong mấy năm gần đây, một số doanh nghiệp du lịch lớn đã đóng góp đến vài chục tỉ đồng để thực hiện các hoạt động tiếp thị chung cho cả điểm đến. Từ năm nay, ngành du lịch còn có thêm Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch với vốn điều lệ 300 tỉ đồng được ngân sách trung ương cấp trong ba năm đầu thành lập và nguồn thu 10% từ phí cấp thị thực, 5% nguồn thu từ các điểm đến du lịch…
Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để có thể tháo gỡ các rào cản cũ nhằm có lối đi mới, hiệu quả hơn cho hoạt động tiếp thị du lịch.
Đại Vụ Nam (t/h)
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Chọn Công ty du lịch hàng đầu VN