08:34 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Tiền xử phạt vi phạm giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách NN

Phương Linh (tổng hợp) | 09:23 08/01/2020

(THPL) - Theo Bộ Tài chính, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải được nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Theo báo điện tử VTC, Bộ Tài chính vừa phát đi thông báo liên quan đến việc ngành công an có quyền giữ lại 70% tiền phạt vi phạm hành chính theo Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Về nội dung này, theo Bộ Tài chính, năm 2007, để khắc phục tình trạng tai nạn giao thông có chiều hướng tăng cao, kịp thời hỗ trợ các lực lượng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhất là mua sắm trang bị, phương tiện phục vụ công việc, ngày 25/7/2007, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 89/2007/TT-BTC quy định tiền phạt vi phạm hành chính được phân bổ cho các lực lượng, trong đó có Công an giao thông, Thanh tra giao thông vận tải (bao gồm cả Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thủy nội địa) với các tỷ lệ phân bổ cụ thể.

Tiền xử phạt vi phạm giao thông phải nộp toàn bộ vào NSNN (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, đến ngày 6/12/2013, Thông tư 89/2007/TT-BTC nêu trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 153/2013/TT-BTC nêu rõ: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước...”.

"Như vậy, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư số 153/2013/TT-BTC thì tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước", thông báo của Bộ Tài chính nêu rõ.

Theo báo Tiền Phong, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng cho biết tất cả số tiền lực lượng công an xử phạt đều nộp về Ngân sách Nhà nước và sẽ được phân bổ cụ thể giữa trung ương, địa phương theo quy định của luật pháp. Số tiền này được sử dụng vào việc mua sắm thiết bị hay sử dụng vào việc gì đều căn cứ vào danh mục cụ thể của Bộ Công an.

Trong khi đó, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng CSGT (Bộ Công an), cho biết năm 2019, lực lượng CSGT toàn quốc đã lập biên bản hơn 4,1 triệu lượt trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt hơn 2.764 tỷ đồng. Như vậy, theo Thông tư 01 của Bộ Tài chính, lực lượng công an có thể giữ lại khoảng 820 tỷ (30% số tiền xử phạt).

Phương Linh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu