15:01 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Thường Tín, Hà Nội: Có xứng đáng Huyện đạt chuẩn NTM khi tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng?

20:49 01/05/2021

(THPL) – Đó là câu hỏi được người dân ở xã Liên Phương (Thường Tín, Hà Nội) đặt ra khi vấn đề ô nhiệm môi trường nơi đây đang xảy ra nghiêm trọng, khiến đời sống bị đảo lộn. Trong khi đó, xã và huyện đã Đạt chuẩn Nông thông mới.

Môi trường là một trong 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Mục tiêu của tiêu chí này là bảo vệ môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây được xem là một trong những tiêu chí khó đạt. 

Để sớm hoàn thành tiêu chí này huyện Thường Tín nói chung, xã Liên Phương nói riêng, thời gian qua đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường. Các biện pháp được triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư.

Trong những ngày này, mọi tuyến đường đang tưng bừng cờ, hoa để chào đón huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới. Trong khi đó, người dân ở xã Liên Phương vẫn gồng gánh với ô nhiễm môi trường.

Thế nhưng, khi huyện Thường Tín đã về đích huyện Nông thôn mới thì vấn đề bảo vệ môi trường lại lộ ra nhiều bất cập. Điển hình, việc người dân sinh sống ở xã Liên Phương (Thường Tín, Hà Nội) liên tục cầu cứu cơ quan chức năng, chính quyền huyện Thường Tín về việc cầu trung chuyển rác tập kết rác thải gây ô nhiễm môi trường và ‘tra tấn’ cuộc sống của họ trong nhiều năm qua, mà Thương hiệu và Pháp luật đã đăng tải.

Theo đó, người dân ở xã Liên Phương nói rằng, từ khoảng năm 2010 cho đến nay, ở đoạn hầm chui dân sinh thuộc địa bàn xã xuất hiện một cầu trung chuyển rác mà không khác gì là bãi tập kết rác và nằm gần khu dân cư. Điểm tập kết này được để lộ thiên và tập trung nhiều ruồi muỗi, không có bất cứ hệ thống xử lý nào (mái che, tường rào…).  Bãi rác thường xuyên ở trong tình trạng ô nhiêm môi trường nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối nồng nặc vào tận khu dân cư. Để rồi họ cầu cứu cơ quan chức năng, chính quyền huyện Thường Tín.

Theo họ, “Lãnh đạo UBND huyện Thường Tín dường như bỏ ngoài tai, thơ ơ với tính mạng người dân, ‘hứa lên, hứa xuống’ mà không giải quyết. Trong các cuộc họp với người dân, các lãnh đạo huyện Thường Tín đã cam kết sẽ giữ gìn vệ sinh khu vực bãi rác. Đồng thời, tiến hành các thủ tục để di chuyển bãi rác gây ô nhiễm trong năm 2020". 

Và lời hứa của lãnh đạo UBND huyện Thường Tin liên tục bị thất hứa, như kiểu lãnh đạo nói cho ‘vui mồm’ nhằm trấn an tinh thần của người dân chúng tôi chứ có quan tâm lo lắng gì đâu. Qua đó, người dân chúng tôi mất niềm tin vào cán bộ, lãnh đạo của xã Liên Phương và huyện Thường Tín, người dân ngao ngán nói.

Với việc ô nhiễm môi trường nói trên, liệu rằng huyện Thường Tín và xã Liên Phương có xứng đáng đạt huyện và xã Đạt chuẩn Nông thôn mới? Để hiểu rõ, PV liên hệ với ông Kiều Xuân Huy – Chủ tịch UBND huyện Thường Tín nhưng chỉ nhận được sự im lặng. Sự im lặng đáng sợ, đáng quan ngại khi đời sống nhân dân bị ảnh hưởng do môi trường, một trong những tiêu chí quan trọng để Đạt chuẩn Nông thôn mới.

 Người dân không biết ông Kiều Xuân Huy - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I/2021 ra sao, khi vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra. (ảnh: thuongtin.hanoi.gov.vn)

Trao đổi với PV, ông Từ Ngọc Thành – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín cho biết: “Trước hết, trạm trung chuyển rác có mười mấy năm nay rồi, ngày đó còn thưa thớt, hoang vu. Đưa vào khu đấy thì nằm gần như ở cánh đồng, sát đường lên xuống của đường cao tốc. Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, đường có mật độ tương đối đông, gần trạm thu phí BOT. 

Một thời gian thì sự phát triển của kinh tế xã hội thì các hộ dân tự phát mọc ra ở khu vực gần đó. Nơi đây, có hộ thì nhà người ta ở đó, có hộ thì lấn chiếm. Và từ đó, cái trạm trung chuyển rác này sẽ không phù hợp, việc thì ai cũng biết. Ngoài ra, nó còn có hiện tượng khách quan như chính các hộ dân, người ta thiếu ý thức, lẽ ra mang tới nơi tập kết rác thì chính họ đem ra ngoài đường chất đống lên. Bản thân bãi rác này phục vụ xã Liên Phương không cũng đã mệt, chưa đổ thì bà ấy (bà Phương-PV) đã kêu rồi.

Cái chuyện bị quá tải, bị mất vệ sinh thì do khách quan khác. Như ngay một số hộ rác dịch vụ, bản thân các ông đã không chấp hành theo quy định của Nhà nước. Ví dụ: rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại thì ông ấy phải thuê cái đơn vị có chức năng vào xử lý, người ta muốn trốn cái chi phí đấy thì họ đỗ như vậy”. 

Ông Từ Ngọc Thành cho biết thêm: “Mình nói ở đây là vai trò của cơ quan chức năng có chế tài, có chức năng như Chủ tịch UBND xã, Trưởng Công an xã, Trưởng Công an huyện, Trưởng Phòng Tài nguyên môi trườ;, đấy là những nơi ra quyết định xử phạt. Có như vậy thì mới chấn chỉnh được”.

Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín cho hay: “ Bản chất mình nói kiện tụng là không đúng, mong muốn của người dân là sớm di chuyển. Người dân đơn thư khắp nơi thì mình biết rồi, cái món này thì huyện không quyết được. Mà liên quan đến cả thành phố và các sở ban nghành. Thành phố cũng cho các sở nghành về họp với huyện liên quan đến cái quy hoạch. Ngay khi có ý kiến của người dân, bọn mình đã phối hợp với xã làm công tác quy hoạch.

Về dự án thì bọn mình đã phê duyệt chủ trương, tiền cũng đã bố trí cách đây 2 năm, chứ không phải bây giờ mới bố trí. Hiện nay, mình đã xin được chấp thuận của Sở Quy hoạch kiến trúc và đưa về Phòng Kinh tế để duyệt dự án. Một mặt nữa, mình đang liên hệ với Sở Tài nguyên môi trường để đóng cho mình cái mốc và cũng đã có văn bản hướng dẫn của sở này. Để triển khai được thì bọn mình phải xuống dân để làm công tác đền bù. Mình khẳng định luôn là dự án đã được duyệt, đã có kinh phí để bố trí cho dự án này rồi”.

 Lời cầu cứu của người dân với lãnh đạo địa phương huyện Thường Tín.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch UBND xã Liên Phương nói rằng: “Về vấn đề ô nhiễm môi trường đó là tình trạng chung, không riêng gì ở xã này. Về việc phản ánh của người dân thì trách nhiệm của điạ phương, xã đã có các văn bản, tờ trình gửi UBND huyện để xin quy hoạch điểm khác xa dân cư. Hiện tại, bây giờ mới dừng ở cái là huyện nhất trí chủ trương quy hoạch”.

Theo Chủ tịch UBND xã Liên Phương: “cái cầu trung chuyển rác của xã Liên Phương còn là nơi điều tiết rác từ ngoài thị trấn về tập kết. Có thể, điều động từ xã nọ sang xã kia vì trong Thị trấn Thường Tín không có cầu trung chuyển rác. Nên cái việc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện điều tiết từ xã này sang xã khác thì xã không quản lý”. 

Qua đó, cho thấy câu trả lời của hai vị lãnh đạo UBND xã Liên Phương và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín có quan điểm khác nhau, trái ngược nhau. Nhưng điều mà người dân mong muốn đó là vấn đề ô nhiễm môi trường được giải quyết một cách triệt để hơn là các lãnh đạo 'bảo vệ' quan điểm, cái tôi của mình. 

Tuy nhiên, để tránh người dân khiếu kiện kéo dài, thậm chí vui vẻ đón nhận danh hiệu xã, huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Có lẽ hơn ai hết, cần tiếng nói của người trong cuộc đó chính là ông Kiều Xuân Huy – Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, nhưng vị này vẫn im lặng.

Có thể nói rằng, ô nhiễm môi trường là vấn đề được quan tâm và nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Đặc biệt hơn nữa là huyện đạt chuẩn Nông thôn mới như Thường Tín. Vậy lãnh đạo huyện này sẽ có giải pháp ra sao để xứng tầm với huyện đạt chuẩn Nông thôn mới? Câu trả lời đó chỉ có Chủ tịch UBND huyện Thường Tín mới biết được và đang được nhân dân huyện nhà trông ngóng từng ngày.

(còn nữa) 

Đỗ Quang - Việt Thường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu