Thành phố bên bờ sông Mã sau quy hoạch với nhiều tiềm năng và lợi thế
(THPL) – Sau khi quy hoạch tầm nhìn chiến lược cho thành phố nằm bên bờ sông Mã đến năm 2040, TP Thanh Hóa là TP nằm ở trung tâm đồng bằng sông Mã, sông Chu, đây là những trung tâm dân cư lớn và lâu đời nhất của cả nước, nắm giữ những giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc, là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với Bắc Trung bộ, đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh Hóa với cả nước.
Tin liên quan
» Sầm Sơn, Thanh Hóa: Chào đón mùa du lịch 2023 bằng lễ hội Tình yêu - Hòn Trống Mái
» Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa mong doanh nghiệp tiếp tục vượt khó
» Thanh Hóa: Giá vật liệu “nhảy múa”, doanh nghiệp kêu trời
Có 1 TP mở bên bờ sông Mã
Sau quy hoạch, toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính TP Thanh Hoá và huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích khoảng 22.821 ha, là địa phương dẫn đầu cả tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mô hình "vành đai mở kết hợp mạng lưới mềm".
Sau hơn 10 năm thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung TP Thanh Hóa, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg, thành phố đã mở rộng địa giới hành chính về phía Đông Nam và dọc hai bên bờ sông Mã theo hướng kết nối với thành phố Sầm Sơn. Trên cơ sở đó, ngày 29/2/ 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 05/NQ-CP điều chỉnh địa giới để mở rộng địa giới hành chính TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa.
Đến nay, TP Thanh Hóa có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 14 phường và 23 xã. Có thể khẳng định việc thực hiện Quy hoạch chung TP Thanh Hóa theo Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg, đã tạo ra bước chuyển mới về không gian đô thị, tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh cho toàn TP Thanh Hóa trong các năm tiếp theo.
Đặc biệt là tạo bước đột phá về hạ tầng đô thị, góp phần quan trọng để TP Thanh Hóa trở thành đô thị phát triển năng động trong khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc bộ.
TP Thanh Hóa có vị trí rất quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa, cũng như khu vực Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung Bộ; là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quốc phòng an ninh của tỉnh Thanh Hóa, là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với Bắc Trung bộ, đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh Hóa với cả nước.
Không những thế, thành phố nằm ở trung tâm đồng bằng sông Mã, sông Chu - những trung tâm dân cư lớn và lâu đời nhất của cả nước, nắm giữ những giá trị lịch sử và nhân văn hết sức sâu sắc.
Trước yêu cầu mới, mang tính động lực cho phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông mới của quốc gia và sự tăng trưởng mạnh của tỉnh Thanh Hóa, đã đặt ra yêu cầu điều chỉnh một số định hướng phát triển của TP Thanh Hóa, sao cho phù hợp với xu thế chung và yêu cầu thực tiễn.
Xuất phát từ yêu cầu đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 129/2019/QĐ-TTg ngày 25/1/2019 về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch đô thị Thanh Hóa đến năm 2040. Mục tiêu của Quy hoạch này là nhằm nâng cao vai trò, vị thế của đô thị Thanh Hóa thành trung tâm kết nối vùng kinh tế Bắc Trung Bộ với các vùng Đồng bằng Bắc bộ, vùng Tây Bắc Việt Nam và Đông Bắc nước Lào, với tầm nhìn là một đô thị văn minh, hiện đại, thông minh và có bản sắc; phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh ứng phó với biến đổi khí hậu; phát huy truyền thống lịch sử và văn hóa vùng đồng bằng sông Mã và văn hóa Đông Sơn...
Sau quá trình chuẩn bị ngày 17/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040.
Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra tầm nhìn mới và tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển của TP Thanh Hóa trong tương lai. Quy hoạch đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển TP Thanh Hoá trở thành địa phương dẫn đầu cả tỉnh trong sự nghiệp CNH, HĐH; một trong những trung tâm lớn về thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, văn hoá, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao của vùng Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ; có kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao; chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, hướng tới thành phố thông minh, văn minh, hiện đại và là một động lực quan trọng góp phần đưa tỉnh Thanh Hoá trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
Kỳ vọng về một đô thị tiềm năng “tập trung, đa tâm”, với việc điều hành mô hình “vành đai - xuyên tâm"
Trao đổi với PV Thương hiệu và Pháp luật, ông Lê Anh Xuân, Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa cho biết: Với quy hoạch đô thị được hiểu là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Theo đó, TP Thanh Hóa có tính chất, chức năng là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, đô thị tỉnh lỵ với vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa; là một trong những trung tâm kinh tế xã hội của vùng Bắc Trung Bộ và vùng phía Nam Bắc bộ; là đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh Hóa với cả nước và quốc tế; có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh; Đô thị phát triển xanh, thông minh, hiện đại trên cơ sở khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh dịch vụ và công nghiệp, nhất là dịch vụ chất lượng cao; phát triển du lịch văn hóa- lịch sử , du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh, ông Xuân chia sẻ.
Cũng theo Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân: Với quy hoạch TP Thanh Hóa về quy mô dân số, dự báo đến năm 2040 có khoảng 1.000.000 người. Đặc biệt, Quy hoạch đã định hướng phát triển không gian đô thị tập trung, lan tỏa, kết nối, với ý tưởng chủ đạo là: tựa núi (Ngàn Nưa) - bên sông (sông Mã) - hướng biển (vịnh Bắc Bộ). Đồng thời, phát triển đô thị theo mô hình “tập trung, đa tâm”, với việc điều chỉnh mô hình “vành đai - xuyên tâm" thành mô hình “vành đai mở kết hợp mạng lưới mềm”.
Lấy trục Đại lộ Lê Lợi kéo dài làm trục trung tâm; lấy sông Mã làm trục cảnh quan của đô thị; tăng cường các dải đô thị song song với trục cảnh quan sông Mã; hình thành vành đai số 3 kết nối các dải đô thị; lấy trung tâm đô thị hiện hữu làm hạt nhân, hình thành khung cấu trúc đô thị “ 3 trục phát triển - 6 trung tâm - 1 hành lang sinh thái tự nhiên”.
Xác định tầm nhìn: “Xây dựng phát triển đô thị Thanh Hóa trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, thông minh và có bản sắc; phát triển theo mô hình đô thị sinh thái, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí hậu; phát huy tiềm năng, lợi thế, truyền thống và lịch sử văn hóa đồng bằng sông Mã và văn hóa Đông Sơn”.
Do đó, việc triển khai thực hiện Quy hoạch phải được tiến hành từng bước, với lộ trình và nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, bài bản, nghiêm túc, khoa học, đồng bộ và hiệu quả.
Trước hết là triển khai một loạt các công việc liên quan một cách thận trọng cho việc sáp nhập huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa. Việc sáp nhập 2 địa phương dựa trên cơ sở của sự phù hợp về văn hóa, lịch sử; phù hợp về không gian phát triển đô thị và tiêu chuẩn đơn vị hành chính.Việc sáp nhập huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa là phù hợp với Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.
Ngoài ra, hiện nay Thành ủy, UBND TP Thanh Hóa đang tích cực, chủ động phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan tổ chức rà soát và lập các chương trình, khu vực và kế hoạch phát triển đô thị, lập thiết kế đô thị các tuyến đường, trục cảnh quan đô thị quan trọng; tổ chức lập và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc TP Thanh Hoá. Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phân khu trên địa bàn TP Thanh Hoá cho phù hợp với Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tổ chức lập mới các quy hoạch phân khu trên địa bàn huyện Đông Sơn...”, ông Lê Anh Xuân nhấn mạnh.
Với quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040 phải được xây dựng và triển khai thực hiện trên cơ sở kế thừa các quy hoạch trước đây. Đồng thời, việc điều chỉnh thay đổi phải đánh giá tác động và phải bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan. Không gây thất thoát, lãng phí, tính toán bảo đảm về hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ cảnh quan môi trường và bảo đảm sự đồng thuận của cộng đồng dân cư, phát triển hài hòa, giữ gìn cảnh quan môi trường, đáp ứng về an ninh quốc phòng...
Cơ hội đã mở ra cũng đồng thời đặt lên vai trách nhiệm cao hơn, thử thách lớn hơn với TP Thanh Hóa. Song thành phố Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử, nơi hội tụ những giá trị văn hóa, tinh thần dân tộc với ý chí cách mạng của người dân TP Thanh Hóa với mong muốn sớm đưa TP Thanh Hoá trở thành một cực động lực phát triển của tỉnh Thanh Hóa, góp phần xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá giàu đẹp, văn minh, hiện đại hơn nữa trong tương lai mà trọng tâm là xây dựng trái tim của tỉnh Thanh Hóa là TP Thanh Hóa với một mạch máu liên hồi tỏa đi các hướng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc về mọi mặt trong các năm tiếp theo.
Duy Duẩn
Tin khác
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
-
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
-
Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
THPL - Ngày 18/1, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã thông báo về lịch chạy tàu metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) phục vụ nhu cầu đi lại của người...18/01/2025 15:37:39Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
THPL - Ngày 19/1 sắp tới, TikTok có khả năng sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng.18/01/2025 15:39:16Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong khuôn khổ Hội Hoa Xuân và sản phẩm OCOP Xuân Ất Tỵ 2025, một sự kiện nổi bật đã diễn ra: Hội thi Tinh hoa nghệ thuật quất cảnh và hoa...18/01/2025 14:55:37Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Trong phiên giao dịch gần đây, mặc dù giá xăng dầu đã giảm nhẹ vào ngày 17/1, nhưng vẫn ghi nhận một tuần tăng trưởng liên tiếp. Theo thông...18/01/2025 09:39:10
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024