12:38 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Thanh Hóa: Thiệu Trung, Thiệu Hóa cần lắm một cây cầu

08:10 11/10/2019

(THPL) - Được xây dựng từ năm 1985, đến nay đã xuống cấp trầm trọng xe có trọng tải lớn không dám đi qua, người dân thì thấp thỏm mong có một cây cầu mới đảm bảo để qua lại nhưng nhiều năm trôi qua vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức của ngành giao thông tỉnh Thanh Hóa để có cây cầu mới.

Từ Thành phố Thanh Hóa ngược theo QL45 đi về huyện Thiệu Hóa, cầu giao thông xã Thiệu Trung nằm vị trí cây số 13, bắc qua kênh Bắc, là một cây cầu trọng yếu nằm trên đường giao thông của xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa. Đây cũng là cây cầu chủ lực thông thương giao lưu về văn hóa, kinh tế, chính trị với xã bạn và các vùng miền. Đến nay cầu đã xuống cấp nghiêm trọng gây ách tắc và khó khăn cho sự phát triển kinh tế ở địa phương của xã này.

Cầu nối Quốc lộ 45 với xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa là con đường giao thông độc nhất của làng nghề đúc đồng xã Thiệu Trung.

Trao đổi với PV báo chí, ông Lê Minh Nhân, Phó Bí thư Chi bộ thôn 6 cho biết: “Cây cầu này đã hết tuổi thọ lâu rồi, nó đã xuống cấp nghiêm trọng. Mỗi lần xe chở hàng hóa chỉ được 2 tấn phải tăng bo, khi qua cầu nơm nớp lo sợ nó ẽ sập lúc nào, khi xe tải nặng vài tấn đi đến giữa cầu có khi tài xế phải nín thở vì sợ cầu sập”, ông Nhân chia sẻ.

Cây cầu đứng chơ chọi hơn 34 năm đã bị xuống cấp trầm trọng...

Theo nhiều người dân xã Thiệu Trung cho biết, cây cầu là lối ra, vào duy nhất của xã mỗi ngày có hàng trăm, nghìn lượt xe cô ra vào bởi xã chúng tôi là xã làng nghề truyền thống về đúc đồng, ấy vậy mà cây cầu giờ chỉ còn trơ lại hai thanh dầm cầu, bằng sát đã hen gỉ để chống đỡ, mặt bề tông thì nham nhỡ hàng năm người dân và chính quyền xã phải tự bỏ tiền túi ra để sửa chữa thì mới có thể đi được.

Dưới chân cầu đã bị bào mòn, lộ sắt và bị hẫng mỗi khi nước cạn, khi có xe đi qua chúng tôi còn nhìn thấy chân cầu rung rung, khiến nhiều người hết hồn khi có xe tải nặng đi qua, không chỉ có vậy, trên thành lan can cầu thì vỡ gãy, lòi ra những sợi sắt li ti ra nhưng cũng chả biết lấy đâu ra kinh phí để có thể sửa chữa, mỗi khi đi xe thôi sơ chỉ cần có xe ô tô 4 chỗ thôi là phải nhường đường cho đi hết cầu rồi phương tiện khách mới dám đi qua vì sợ sẽ rơi xuống sông lúc nào không biết, người dân xã Thiệu Trung cho biết.

Thành cầu đã bị hoan gỉ bong tróc có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Trước sự việc trên, trao đổi với PV, ông Trần Công Lạc, Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung cho biết, Thiệu Trung là xã chỉ có một con đường độc duy nhất. Tất cả mọi hoạt động của nhân dân đều phải đi qua cầu này. Cầu được xây dựng năm 1985 đến năm 2008 do xuống cấp cầu được tu bổ và gia cố, cho đến nay thời gian đã trên 34 năm. Kinh tế ở địa phương ngày một phát triển mật độ xe cơ giới hàng hóa vận chuyển qua lại ngày một đông, mặt khác xã có làng nghề đúc đồng truyền thống, 02 di tích cấp Quốc gia và 2 di tích cấp tỉnh.

Hai bên lan can cầu bị gãy vỡ chòi sắt rất nguy hiểm cho người dân qua lại.

Tại xã chúng tôi có 17 Công ty doanh nghiệp trực thuộc sản xuất và hoạt động ở địa phương. Chúng tôi băn khoăn lo lắng những rủi ro bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi đi qua cầu. Khắc phục tình trạng trước mắt chúng tôi cho cán bộ thường xuyên kiểm tra, cắm biển báo để đảm bảo giao thông chứ  đẻ xây được cây cầu mới thì quả thật là “quá sức” đối với chúng tôi, nên không chỉ chúng tôi mà toàn bộ người dân trong xã rất mong tỉnh Thanh Hóa sớm đầu tư cho xã một cây cầu để dân yên tâm đi lại.

Ngay đầu cầu có tuổi thọ trên 34 năm này đã bị hư hỏng nặng từ nhiều năm nay nhưng cũng không có sự quan tâm của các nghành chức năng.

Qua tìm hiểu được biết, dù UBND huyện Thiệu Hóa có tờ trình báo cáo tỉnh và được ghi vào kế hoạch xây dựng năm 2011. Suốt phát từ tình hình chung, thực hiện quyết định của Chính phủ về cắt giảm đầu tư công nên cầu dừng lại. Nhân dân địa phương mòn mỏi trông chờ, khó khăn lại chồng chất khó khăn nên chưa biết khi nào cây cầu mới được xây dựng để dân được nhờ.

Còn theo chị Nguyễn Thị Thanh cho biết, mỗi khi đến mùa lễ hội chùa Lê Văn Hưu các xe khách chở khách khi đi đến đầu cầu thấy cầu quá yếu, tài xế phải yêu cầu khách xuống xe để đi bộ đến vài chục mét qua cầu để đảm bảo an toàn, có ngày trời mưa thì nhiều du khách người bị ướt sũng đi vào chùa nhìn mà “cám cảnh”, chị Thanh cho biết.

Ở giữa cây cầu cũng bị gãy lan can từ lâu xong không được sụ quan tâm sửa chữa khắc phục, bụi bẩn đầy cầu cũng bị bỏ ngõ.

Qua tìm hiểu được biết, xã Thiệu Trung là một xã điển hình của tỉnh về chương trình xây dựng nông thôn mới và được công nhận xã nông thôn mới tháng 12/2012 là một xã giàu tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ở nhiều thành phần nhưng lại thiếu một cây cầu để thu hút đầu tư cũng như thúc đầy nền kinh tế của địa phương phát triển.

Hơn lúc nào hết, chính quyền và nhân dân xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa rất cần có một cây cầu để người dân yên tâm đi qua lại và hơn nữa là có cây cầu chắc chắn thì kinh tế địa phương mới có khả năng khởi sắc, tạo tiền đề để Thiệu Trung phát triển kinh tế xã hội hơn nữa.

Với mong mỏi thiết thực này của người dân xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa đề nghị tỉnh Thanh Hóa sớm có sự quan tâm, đầu tư để người dân có một cây cầu như mong ước.

Duy Duẩn

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu