Thái sư Lưu Cơ: Một trong tứ trụ triều đình lập nên nhà Đinh
(THPL) - Thái sư Lưu Cơ là một danh nhân có nhiều công lao to lớn với dân tộc trải qua 3 triều đại: Nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý.
Tin liên quan
Lễ hội Đình Trà Cổ 2022: “Cột mốc văn hóa” vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
Cảm hứng Việt Nam trong các dự án của đạo diễn Trần Thành Trung
"Ông hoàng nhạc sến" Ngọc Sơn mở màn cho sự trở lại hấp dẫn của Gõ Cửa Nhà Sao
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm
Anh em Phan Anh - Tuấn Tú kể nhiều ký ức xúc động trên truyền hình
» Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc các phương án dạy môn lịch sử trong chương trình mới
» Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ - Điểm đến lịch sử, văn hóa không thể bỏ qua
» Lịch sử thăng trầm của làng nghề kim hoàn Định Công
Tiến tới kỷ niệm 1010 năm ngày mất của Thái sư Lưu Cơ (1013-2023) theo âm lịch, sáng ngày 15/5, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội và Hội đồng Lưu tộc Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học "Vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ" - một trong tứ trụ triều đình có công khai quốc công thần cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lập nên nhà Đinh trong lịch sử.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Việt cho biết, đề tài khoa học chuyên đề nhằm đánh giá vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á và Hội đồng Lưu tộc Việt Nam chính thức khởi động từ hơn 10 năm trước. Sau các cuộc điền dã, tra tìm, nhiều tư liệu mới liên quan quan đến Lưu Cơ đã được phát hiện.
Từ năm 2019, một kế hoạch cụ thể đã ra đời nhằm tiến đến một hội thảo khoa học chuyên đề về Lưu Cơ. Do tình hình Covid-19, đến hôm nay, tại nơi ông đã từng hiện diện trong 40 năm ròng (971-1010), với gần 20 báo cáo khoa học, thế hệ hậu sinh được đánh giá và tôn vinh những giá trị lịch sử mà Thái sư Lưu Cơ đã làm cho triều đình Đinh, Tiền Lê và Lý.

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Việt, hội thảo khoa học này được thừa hưởng một trong những phát hiện và nghiên cứu quan trọng bậc nhất của nền khảo cổ học Việt Nam, đó là nghiên cứu khai quật khảo cổ học Hoàng Thành Thăng Long. Vì vậy, sự nghiệp của Lưu Cơ sẽ được các nhà khoa học bắt đầu với việc lật lại từng viên gạch thời Đại La khi ngài nhậm chức Đô Hộ Phủ Thái sư, đến những viên gạch, đầu ngói uyên ương thời Hoa Lư, Đại Cồ Việt thấm đẫm mồ hôi dân binh Đô Hộ Phủ được ngài tổ chức động viên để biến các dinh thự, cổng thành Đại La vốn thuộc Đường ngoảnh về Tràng An phương Bắc trở thành một tòa thành Đại Việt hướng vọng về Hoa Lư, Tràng An phương Nam…
Tiến sĩ Nguyễn Việt cho rằng vai trò lịch sử to lớn của Thái sư Lưu Cơ là không phải bàn cãi, tuy nhiên việc ghi nhận, tôn vinh và truyền bá công lao của ông thì còn nhiều thiếu sót. Nhà sử học Dương Trung Quốc đồng tình với quan điểm này và kiến nghị các nhà quản lý văn hóa xem xét để Thái sư Lưu Cơ có một vị trí tôn vinh trong di tích Hoàng thành Thăng Long và Thủ đô Hà Nội.
Ông cho rằng cần làm rõ vì sao Thái sư Lưu Cơ ít được nhắc đến trong sử sách mặc dù Thái sư là chức quan đầu triều, bản thân ông là người đảm nhận trọng trách cai quản thành Đại La để rồi sau này khi cơ đồ đất nước vững bền, Vua Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư về đây. “Làm rõ thân thế và sự nghiệp của Thái sư Lưu Cơ không chỉ vì vinh quang của một cá nhân hay gia tộc mà là sự tôn trọng lịch sử, sự tôn vinh công lao của các bậc tiền nhân” - nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ.

Hội thảo "Vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ" diễn ra ngày 15/5 tại Hà Nội.
Tại hội thảo, bên cạnh các báo cáo đi sâu tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Thái sư Lưu Cơ còn có các báo cáo mở rộng nhằm đánh giá ý nghĩa lịch sử gắn với sự kiện thống nhất đất nước tạo lập nhà nước tạo lập nhà nước độc lập đầu tiên sau nhiều trăm năm đô hộ của ngoại bang: Quốc gia Đại Cồ Việt. Sự nghiệp đó của Đinh Tiên Hoàng Đế không thể tách rời những cận thần quan trọng trong “nhóm trẻ chăn trâu Cờ Lau” mãi lưu truyền trong dân gian, mà Lưu Cơ là một nhân vật đứng đầu.
Ngoài ra, các báo cáo còn liệt kê những đến miếu thờ phụng Lưu Cơ rộng khắp các vùng Bắc bộ, giúp chúng ta thấy tầm ảnh hưởng lan rộng công lao và đức độ của ông trong dân chúng, làm cơ sở xứng đáng để Lưu tộc Việt Nam vinh tôn ông đại diện cho tổ họ tộc mình.
Trên cơ sở nhận thức giá trị những đóng góp lịch sử của Đô Hộ Phủ Thái sư Lưu Cơ, một số báo cáo khoa học đã mạnh dạn đề xuất những hành động cụ thể để ghi nhận, vinh tôn và truyền bá công lao của ông như phục hồi, tu bổ di tích đền miếu thờ Lưu Cơ và liên quan, đặt tên đường phố, trường học, giải thưởng… mang tên ông.

Thái sư Lưu Cơ sinh ngày 3 tháng Giêng năm 940 ở Tri Hối, châu Đại Hoảng, nay là xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Lưu Cơ cùng quê, là đồng hương cùng thế hệ của Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Nguyễn Bặc và Trịnh Tú từ thuở cờ lau tập trận. Khi Đinh Bộ Lĩnh phất cờ tụ nghĩa ở động Hoa Lư thuộc Gia Hưng, Gia Viễn ngày nay, Lưu Cơ khi mới ngoài 20 tuổi đã cùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú sát cánh cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thu giang sơn về một mối. Ông trực tiếp cầm quân đánh dẹp sứ quân Lý Khuê (tức Lý Lãng Công) ở Siêu Loại - Bắc Ninh.
Năm Mậu Thìn 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại thắng Minh Hoàng, định đô ở Hoa Lư, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
Năm 971, Đinh Tiên Hoàng phong Lưu Cơ làm Thái sư Đô hộ phủ, Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Đinh Điền làm Ngoại giáp.
Thái sư Lưu Cơ là vị tướng có tài thao lược, là vị quan đầu triều trông coi hình án, là nhà cai trị giỏi, nhất quán vì độc lập, tự chủ của đất nước. Với tư cách là người giúp Đinh Tiên Hoàng đế coi sóc đất nước về mặt hình pháp của nhà nước độc lập đầy đủ đầu tiên, ông đã được ngành Tòa án Việt Nam cân nhắc tôn vinh như là ông tổ của ngành mình.
Cũng từ năm 971, với tư cách là Thái sư Đô hộ phủ, Lưu Cơ được Đinh Tiên Hoàng giao cai quản thành Đại La và quản lý cả vùng Giao Châu cũ, tức Bắc Bộ ngày nay đóng bản doanh tại thành Đại La, thủ phủ của Giao Châu. Vai trò này của ông sánh ngang hàng Phó vương, giúp Đinh Tiên Hoàng cai quản phần đất trọng yếu và giàu có nhất của Đại Cồ Việt.
Ông có công lớn trong việc cải tạo, xây dựng thành Đại La - tòa thành của An Nam đô hộ phủ từ thời thuộc Đường thành tòa thành của nước Đại Cồ Việt độc lập, tự chủ. Từ tòa thành hướng vọng Bắc, Lưu Cơ đã cho sửa sang tòa thành hướng về phía Nam - nơi định đô của Đinh Tiên Hoàng tại Hoa Lư.
Khi triều Đinh suy vong, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế lập nên nhà Tiền Lê, Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ đã giúp Lê Hoàn huy động nhân tài vật lực tổ chức cuộc kháng chiến chống Tống vào năm 981 thắng lợi.
Thái sư Lưu Cơ là vị tướng cai quản, tu tạo thành Đại La liên tục trong vòng 40 năm (971-1010) qua ba triều đại Đinh, Tiền Lê và Lý, chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc dời đô của Lý Công Uẩn từ Hoa Lư về Thăng Long thành công tốt đẹp vào tháng 7-1010. Chính ông là người đã "trao chìa khóa" thành Đại La cho triều đại mới và cáo quan về ở ẩn khi đã 70 tuổi.
An An
Tin khác
Thu ngân sách Nhà nước trong nửa đầu năm 2022 đạt khá so với dự toán
Ninh Thuận: Khởi tố 4 cán bộ vi phạm các quy định về quản lý đất đai
Bộ GTVT yêu cầu chấn chỉnh tình trạng chậm, hủy chuyến bay
Khám phá bí ẩn bên trong lớp vỏ VinFast Vento S
Vụ Việt Á: Bắt tạm giam nguyên giám đốc CDC tỉnh Bình Phước
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT để hạ giá xăng
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 1, các địa phương sẵn sàng ứng phó
(THPL) - Sáng nay 30/6, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 1 năm 2022 và có tên quốc tế là CHABA.30/06/2022 14:23:20Hà Nội: Lễ linh thiêng dòng máu Lạc Hồng "Nâng bước chân Mẹ" diễn ra trang trọng, ý nghĩa
THPL - Nhân Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), 23 năm Thủ đô Hà Nội được UNESCO vinh danh...30/06/2022 14:25:18iPhone 15 sẽ không sử dụng chip 5G của Apple
(THPL) - Apple sẽ vẫn tiếp tục chiến lược modem 5G của riêng mình, nhưng sản phẩm sẽ chưa thể sử dụng trên iPhone ít nhất đến năm 2024,...30/06/2022 14:23:00Tổng Bí thư chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
(THPL) - Sáng nay (30/6), Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn...30/06/2022 14:55:47
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Đã đến thời của giao dịch ngân hàng bằng giọng nói
(THPL) - Thay vì nhập thông tin bằng phím bấm trên màn hình điện thoại, người dùng MyVIB 2.0 chỉ cần đọc câu lệnh để thực hiện chuyển khoản, nạp tiền dịch vụ hay mở/khóa thẻ trong thời gian được tính bằng giây. Đó là nhờ ứng dụng công nghệ giọng nói trí tuệ nhân tạo (AI Voice) đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. - Thanh Hóa: Công nhận nhiều làng nghề, nghề truyền thống
- Bí quyết để dân mê xê dịch "sống sót" giữa "bão giá" mùa cao điểm
- Thanh toán không tiền mặt, đặt vé bay dễ dàng cùng Vietjet vi vu đón hè
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự nhận giải “Top 100 - Sản phẩm, Dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em” lần thứ hai
(THPL) - Ngày 28/6/2022, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) vừa được vinh danh trong Chương trình “Top 100 - Sản phẩm, Dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em” năm 2022, với sản phẩm An Tâm Song Hành do người tiêu dùng bình chọn. Chương trình do Báo Lao động & Xã hội, Báo Gia đình Việt Nam, Báo điện tử Dân Sinh phối hợp tổ chức và trao giải tại Nhà hát ca múa nhạc Quân đội, TP. Hà Nội. - Tốc độ tăng trưởng doanh số và tỷ lệ thẻ hoạt động cao, VPBank được...
- Vinamilk hưởng ứng Ngày sữa Thế giới & Quốc tế Thiếu nhi với nhiều...
- Tập đoàn TH ra sáng kiến giảm rác thải nhựa