Tên gọi làng, xã - Di sản văn hóa cần được gìn giữ trong tiến trình sáp nhập
Không chỉ đơn thuần là một danh xưng, tên gọi làng, xã còn là nơi lưu giữ ký ức lịch sử, văn hóa, bản sắc địa phương, là sợi dây gắn kết con người với quê hương.
Tin liên quan
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2025: Nhiều không gian trải nghiệm cho du khách
Hàng loạt “anh tài” tham dự sự kiện của thương hiệu Kamito: Reset to shine
Sắp diễn ra triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất
Streamer 9X kể về mặt trái của nghề
Công bố poster chính thức Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025
» Thanh Hóa: Thị trấn Triệu Sơn tạm dừng việc sáp nhập trường sau khi vấp phải sự phản đối của phụ huynh
» Thanh Hóa: Sẽ xử lý nghiêm người cầm đầu, kích động phản đối việc sáp nhập trường ở thị trấn Triệu Sơn
Việc sáp nhập đơn vị hành chính đang diễn ra trên địa bàn Nghệ An.
Điều này mang theo nhiều thay đổi trong đời sống xã hội; trong đó có việc đặt tên gọi mới cho các làng, xã sau sáp nhập. Đây là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều người dân.
Không chỉ đơn thuần là một danh xưng, tên gọi làng, xã còn là nơi lưu giữ ký ức lịch sử, văn hóa, bản sắc địa phương, là sợi dây gắn kết con người với quê hương.

Do đó, việc đặt tên gọi mới vừa đảm bảo tính thống nhất, vừa thể hiện được bản sắc riêng của từng địa phương, đồng thời phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân, đã và đang đặt ra những thách thức cho chính quyền địa phương.
Hồn cốt làng quê trong tên gọi mới
Thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021, ba xã Thanh Hưng, Thanh Văn và Thanh Tường của huyện Thanh Chương tiến hành sáp nhập để hình thành một xã mới với tên gọi là Đại Đồng.
Theo khảo sát, việc sáp nhập ba xã nói trên nhận được sự đồng tình cao của nhân dân địa phương.
Cụ thể: có 97,8% người dân xã Thanh Tường, 96,7% người dân xã Thanh Văn và 99,4% người dân xã Thanh Hưng đồng ý với phương án sáp nhập. Đặc biệt, tên đơn vị hành chính mới cũng là tên gọi cũ của tổng Đại Đồng trước đây.
Cùng lựa chọn tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập dựa trên yếu tố lịch sử, tại huyện Nam Đàn, toàn bộ diện tích và dân số xã Vân Diên và một phần xã Nam Thượng được sáp nhập vào thị trấn Nam Đàn, lấy tên mới là thị trấn Nam Đàn.
Sau sáp nhập, thị trấn Nam Đàn là thị trấn lớn nhất về quy mô dân số và diện tích của tỉnh Nghệ An. Lý giải việc lấy tên thị trấn Nam Đàn, ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy thị trấn cho biết trước đây, thị trấn Nam Đàn và xã Vân Diên vốn là một đơn vị hành chính, sau này mới tách ra.
Trong định hướng phát triển đến năm 2035, thị trấn Nam Đàn trở thành đô thị trung tâm (từ loại V lên đô thị loại IV). Do đó, để đảm bảo sự ổn định về tên gọi, Ban Chấp hành Đảng ủy hai đơn vị đã thống nhất đề xuất đặt tên thị trấn Nam Đàn.
Tên gọi này phù hợp với điều kiện mở rộng khu đô thị, khu công nghiệp văn minh trong tương lai và nhận được sự đồng tình của đại đa số người dân.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu và yếu tố văn hóa, lịch sử để đặt tên mới cho đơn vị hành chính sau sáp nhập nhận được sự đồng tình của đông đảo người dân Nghệ An.
Tuy nhiên, tại một số địa phương, việc đặt tên xã mới gây ra không ít tranh cãi, băn khoăn.
Mới đây, Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu có văn bản báo cáo với các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An về tên xã sau sáp nhập. Theo đó, có 14 xã của huyện phải sáp nhập thành bảy xã mới. Trong đó, có hai xã Quỳnh Hoa và Quỳnh Mỹ sẽ thành xã Hoa Mỹ; xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu sẽ có tên mới là xã Đôi Hậu.
Chuyện đặt tên xã mới này được nhiều người chia sẻ lên mạng xã hội, tạo tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều. “Nhắc tới làng Quỳnh Đôi là mảnh đất có trầm tích văn hóa hàng đầu xứ Nghệ, được biết đến với cái tên “Làng khoa bảng;” gắn liền với câu nói dân gian đã truyền tụng từ xa xưa khắp nơi trong cả nước "Bắc Hà: Hành Thiện, Hoan Diễn: Quỳnh Đôi," trở thành niềm tự hào lớn lao trong tâm thức bao người con xứ Nghệ.
Nếu sau sáp nhập được thay bằng tên Đôi Hậu thì thật lạ lùng và vô nghĩa” - ông Hồ Thành Chung, xã Quỳnh Đôi chia sẻ. Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Đức Vỹ, Phó Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Đôi cho biết, Quỳnh Đôi là tên làng, được lấy để đặt cho tên xã.
Thời gian tới, xã Quỳnh Đôi phải sáp nhập với xã Quỳnh Hậu kề bên. Cán bộ và người dân xã Quỳnh Đôi rất muốn giữ lại tên xã vì nó đã gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa và máu thịt của bao thế hệ.
Tuy nhiên, việc này rất khó vì xã Quỳnh Hậu cũng muốn giữ tên cũ. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Quỳnh Hậu Trần Đức Hữu cũng trăn trở với tên mới sau khi sáp nhập là Đôi Hậu.
"Tên xã Quỳnh Hậu có từ năm 1946. Khi có chủ trương sáp nhập, chúng tôi đã lấy ý kiến của các lão thành, cán bộ, đảng viên trong xã. Ai cũng muốn giữ lại cái tên của xã vì nó đã gắn liền với lịch sử, với bao thế hệ.
Tuy nhiên, nếu để tên xã mới là Quỳnh Hậu, xã Quỳnh Đôi sẽ không đồng ý. Vì vậy, chúng tôi đã đề xuất ghép hai tên xã lại thành xã Hậu Đôi; sau đó huyện lại đổi thành Đôi Hậu," ông Trần Đức Hữu cho biết.
Hiện, tên xã mới chưa "chốt." Do đó, lãnh đạo hai xã đang tìm tên gọi phù hợp, vừa có ý nghĩa vừa giữ được tên gốc.
Cẩn trọng trong lựa chọn tên làng, xã mới
Ông Nguyễn Xuân Dinh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu cho hay huyện đang băn khoăn khi việc ghép tên hai xã sáp nhập thành tên xã mới theo phương án hiện tại.
Theo phương án dự kiến ban đầu là giữ lại tên của một trong hai xã sáp nhập nhằm giảm áp lực cho người dân trong việc thay đổi thông tin trên các giấy tờ.
Tuy nhiên, khi lấy ý kiến trong Ban Chấp hành Đảng ủy các địa phương, ý kiến các chi bộ, một số cán bộ, đảng viên không đồng tình với phương án này.
Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của huyện sau đó đã thành lập các tổ công tác về làm việc với các xã sáp nhập.
Ngoài họp Ban Chấp hành Đảng ủy xã, có địa phương còn họp các đại biểu hội đồng nhân dân xã, các bí thư chi bộ, xóm trưởng, trưởng các đoàn thể để tuyên truyền, vận động.
Tuy nhiên, vẫn chưa tạo được sự thống nhất theo phương án ban đầu.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu cho biết thêm việc xác định tên gọi các đơn vị hành chính sau sáp nhập được tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi của người dân; dự kiến tổ chức vào ngày 15/5 tới. Nếu vẫn còn có ý kiến trái chiều, địa phương tiếp tục xem xét và làm lại quy trình.
Sau khi lấy ý kiến của người dân, hội đồng nhân dân xã sẽ họp, tiếp đó là hội đồng nhân dân huyện và hội đồng nhân dân tỉnh họp để thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính. Khi đó, tên gọi mới được "chốt" chính thức để trình Trung ương xem xét, quyết định.
Bàn về vấn đề đặt tên mới cho làng, xã, nhà nghiên cứu Trần Mạnh Cường, Trung tâm Khoa học, Xã hội và Nhân văn (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An) cho rằng, sự phát triển của nền kinh tế-xã hội kéo theo việc phải thay đổi quản lý các đơn vị hành chính.
Điều này, đã tạo nên thách thức lớn trong việc giữ hay bỏ nhiều địa danh có tuổi đời hàng trăm năm, với nội hàm văn hóa và nguồn gốc lịch sử sâu sắc.
“Khi thay đổi cần duy trì sự ổn định và đảm bảo tính liên tục của địa danh. Việc giữ lại địa danh cũ và bảo vệ ký ức lịch sử là vấn đề quan trọng và đáng được quan tâm.
Bởi bảo vệ và sử dụng văn hóa địa danh giúp lưu giữ tình cảm và ký ức xứ sở quê hương cội nguồn của bao thế hệ. Việc làm này duy trì tính vẹn toàn của di sản lịch sử văn hóa và tính liên tục của đời sống kinh tế-xã hội,” nhà nghiên cứu Trần Mạnh Cường nhấn mạnh.
Việc lựa chọn tên gọi làng, xã sau sáp nhập cần được thực hiện cẩn trọng, khoa học. Do đó, chính quyền địa phương phải tăng cường tuyên truyền, giải thích, tôn trọng nguyện vọng của người dân, lựa chọn giải pháp dung hòa, phù hợp với quy định để đảm bảo tính thống nhất, giữ gìn được giá trị văn hóa, lịch sử, thể hiện được bản sắc riêng của từng địa phương.
Tiến Minh (Tổng hợp)
Tin khác
Quảng cáo sai sự thật, Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị xử phạt 140 triệu đồng
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2025
Đề xuất Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an và NHNN quản lý tài sản mã hóa
Giá vàng và ngoại tệ ngày 21/3: Vàng thế giới chững lại, trong nước vẫn neo cao
Hoàn thành sắp xếp xong các tổ chức chính trị xã hội và hội quần chúng trước ngày 15/7
Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển TKV thành tập đoàn kinh tế mạnh
Thủ tướng kiểm tra, chỉ đạo triển khai dự án sân bay Long Thành
(THPL) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu phải cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025; nếu không bảo đảm tiến độ...21/03/2025 09:25:56Dự báo thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ tăng nhiệt, trời chuyển nắng ấm
(THPL) - Hôm nay 21/3, nhiệt độ tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có xu hướng tăng dần, sáng sớm có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm.21/03/2025 07:25:38Vietcombank triển khai chương trình "Vững tâm đổi mới”: Giải pháp tài chính đặc biệt dành cho khách hàng từ 55 đến 62 tuổi
(THPL) - Chương trình kỳ vọng mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn tối ưu, linh hoạt, giúp chủ động dòng tiền, gia tăng giá trị tài sản.20/03/2025 17:16:10Tập đoàn CEO khai trương khu nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên tại Vân Đồn
(THPL) - Wyndham Garden Sonasea Van Don là khu nghỉ dưỡng 5 sao quốc tế đầu tiên và đi vào hoạt động, ghi dấu ấn tiên phong của Tập đoàn CEO tại...20/04/2024 16:41:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Phó Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
(THPL) - Chiều ngày 24/2, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) và vinh danh tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, giai đoạn 2020 - 2024, tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. - Sun Property được vinh danh Top 10 nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam
- Năm 2025: BIC vươn mình bứt phá, hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập
- Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế khi chinh phục “Top One thương hiệu...