21:57 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Táo Quân 2022 gây tranh cãi, bị không ít khán giả chê "nhạt"

Thanh Huyền (tổng hợp) | 09:30 01/02/2022

(THPL) - Chương trình Gặp nhau cuối năm – Táo Quân 2022 được phát sóng vào tối 31/1 đã khơi gợi nhiều vấn đề nóng năm 2021 đã qua, tuy nhiên nhiều khán giả cho rằng Táo Quân 2022 vẫn "nhạt" vì chưa thực sự đi sâu mà chỉ thoáng qua.

Tối 31/1 (29 Tết Nguyên đán), chương trình "Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2022" chính thức lên sóng trong sự háo hức của khán giả. Chương trình năm nay tiếp tục quy tụ dàn diễn viên quen thuộc đã gắn bó với Táo quân suốt nhiều năm qua như NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quang Thắng, NSND Tự Long, NS Vân Dung.

Năm nay NSƯT Xuân Bắc và NSND Công Lý không thể tham gia khiến nhiều khán giả có nhiều tiếc nuối. Sự thay thế của hai nghệ sĩ trẻ Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi đảm nhận vị trí Nam Tào và Bắc Đẩu được lý giải trong chương trình là Bắc Đẩu về nghỉ hưu để làm người tử tế, Nam Tào nghỉ dưỡng bệnh. 

Năm nay, các Táo lên chầu Thiên đình bằng tàu điện và có sự góp mặt của nhiều Táo như Kinh tế, Xã hội, Giao thông, Mạng, Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp…Tuy nhiên, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh, việc báo cáo cũng được điều chỉnh theo quy định giãn cách, tránh tập trung đông người và không phải Táo nào cũng có cơ hội được vào chầu. Sau một hồi loanh quanh, tranh cãi chỉ có Táo Giao thông, Táo Kinh tế, Táo Xã hội, Táo Ảo… mới được diện kiến Ngọc Hoàng.

Với thời lượng hơn 3 tiếng đồng hồ, "Táo quân 2022" châm biếm những vấn đề nhức nhối của từng ngành qua màn báo cáo sáng tạo của 4 Táo Kinh tế, Xã hội, Giao thông, Mạng... 

Nhiều vấn đề nổi cộm của đời sống dân sinh đã được các nghệ sĩ đưa lên sân khấu (ảnh minh họa)
Phần thể hiện của Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi gây nhiều tiếc nuối dù cả hai có đất diễn (ảnh minh họa)

Đặc biệt, nhiều vấn đề nổi cộm của đời sống dân sinh đã được các nghệ sĩ đưa lên sân khấu như phòng dịch, ngoáy mũi, test PCR, giãn cách, phong tỏa, cách ly, giấy đi đường, bánh mì không phải thực phẩm thiết yếu, học online, vấn nạn sống ảo của giới trẻ, minh bạch và sao kê, rác mạng, phiếu đi chợ chẵn - lẻ, ôm đất bỏ cọc, F0 chứng khoán, ba tại chỗ…

Ngoài ra, dưới góc độ châm biếm, một số vấn đề đã được nhắc đến nhiều hơn cả như thay đổi giấy đi đường làm khổ dân trong thời điểm giãn cách xã hội; tàu điện cao tốc Cát Linh – Hà Đông đang chạy thử đã cho dân đi; livestream bóc phốt nhiều nghệ sĩ và đòi sao kê để minh bạch từ thiện; nâng khống giá thiết bị y tế, trục lợi trong đại dịch của Việt Á...

Dù đã đề cập đến nhiều vấn đề thời sự nhưng đối với nhiều khán giả "Táo Quân 2022" chưa thực sự để lại nhiều ấn tượng. Đa phần các ý kiến đều cho rằng chương trình nhạt, thiếu hấp dẫn, các vấn đề chưa được trình bày sâu sắc. 

Đặc biệt, một trong những nội dung được thảo luận nhiều là phần thể hiện Nam Tào và Bắc Đẩu của Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi. Cả hai từng tham gia các chương trình Táo quân năm 2017, 2019 nhưng đây là lần đầu cả hai đảm nhận vai diễn nặng ký như thế này.

Phần thể hiện của Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi gây nhiều tiếc nuối dù cả hai có đất diễn. Để thể hiện hai 2 vai diễn lớn như Nam Tào, Bắc Đẩu không phải dễ bởi đây là nhân vật mang tính chất kết nối xuyên suốt giữa các phần báo cáo của dàn Táo với thông điệp của Ngọc Hoàng. Bên cạnh đó, dấu ấn của 2 người tiền nhiệm là Xuân Bắc và Công Lý trong lòng khán giả quá lớn. 

Bên cạnh đó, Táo Quân năm nay nhận phải không ít những lời nhận xét về kịch bản nhạt hơn so với các năm trước. Màn "đấu khẩu" của Táo Giao thông với Ngọc Hoàng – Nam Tào – Bắc Đẩu dài gần 30 phút nhưng rất thiếu điểm nhấn. Màn báo cáo của Táo Ảo dài thườn thượt và nhiều trò nhưng quá lố, thiếu chi tiết đắt giá, thiếu sự sáng tạo… Các Táo Kinh tế và Táo Xã hội trong năm có nhiều vấn đề có thể đẩy lên để tạo nên tiếng cười sâu cay nhưng lại bị bỏ qua.

Thanh Huyền (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu