04:15 ngày 05/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Tăng cường công tác đảm bảo học tập qua Internet

11:22 15/04/2020

(THPL) - Trong thời gian nghỉ học tránh dịch, phương pháp dạy học trực tuyến được nhiều trường sử dụng để cung cấp kiến thức cho học sinh. Với ưu thế miễn phí, dễ dùng, Zoom là phần mềm được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, tính năng bảo mật của Zoom chưa ổn nên nhiều trường tìm kiếm một phần mềm dạy trực tuyến khác.

Trước tình hình trên Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi các sở GD&ĐT, các trường đại học, học viện về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên trong quá trình học tập qua Internet.

Thời gian qua, các địa phương, cơ sở giáo dục, đào tạo đã tích cực triển khai việc dạy học qua Internet, trên truyền hình.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức dạy học qua Internet có xảy ra hiện tượng kẻ xấu xâm nhập vào địa chỉ lớp học, phòng học trực tuyến, đăng tải nội dung xấu, độc, phản cảm, phản giáo dục... gây tâm lý hoang mang cho người học, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học qua Internet.

Theo tạp chí Zing.news, để khắc phục tình trạng trên, Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội. Các cơ sở đảm bảo an toàn, an ninh mạng khi tham gia hoạt động dạy và học qua Internet, kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ, tình huống, tác hại có thể xảy ra đối với thầy cô giáo.

Các cơ sở giới thiệu, phổ biến cho giáo viên những giải pháp, phần mềm quản lý, tổ chức dạy học qua Internet tin cậy, có uy tín. Các cơ sở khuyến khích sử dụng phần mềm có bản quyền, do Bộ GD&ĐT và Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu sử dụng miễn phí.

Các cơ sở xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, tổ chức dạy học qua Internet. Quy trình quản lý, tổ chức lớp học trực tuyến cần được xây dựng.

Zoom là phần mềm dễ sử dụng tuy nhiên vấn đề bảo mật chưa ổn (ảnh minh họa)

Được biết, từ đầu năm 2020, nhiều lỗ hổng bảo mật của Zoom đã được công bố mã lỗ hổng, trong đó có lỗ hổng chưa được nhà cung cấp xử lý triệt để như CVE-2020-11500, CVE-2020-11469, CVE-2020-11470 với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau.

Thông qua những lỗ hổng trên, tin tặc có thể truy cập bất hợp pháp vào các phòng họp, theo dõi, truyền bá các thông tin xấu độc, đánh cắp thông tin hoặc cài đặt mã độc trực tiếp trên máy tính người dùng.

Theo báo Tiền phongCục An toàn thông tin khuyến cáo với người sử dụng các phần mềm học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa, cần chú ý tải phần mềm tải phần mềm từ các nguồn chính thống, thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm. Không chia sẻ thông tin về phòng họp (ID, mật khẩu) để tránh các trường hợp bị kẻ xấu theo dõi, phá hoại.

Bên cạnh đó, người dùng cần thiết lập các cấu hình bảo mật cao trên các phần mềm họp trực tuyến như cần đặt mật khẩu phức tạp cho các buổi họp; kích hoạt chế độ xét duyệt người tham gia trước khi vào phòng họp; thiết lập các tính năng quản lý việc chia sẻ màn hình trong buổi họp; Hạn chế việc lưu lại nội dung buổi họp trong trường hợp không cần thiết.

Cục An toàn thông tin cũng lưu ý, với những người dùng đã sử dụng phần mềm Zoom, cần thực hiện ngay việc đổi mật khẩu phức tạp, tránh sử dụng chung mật khẩu với các tài khoản khác.

Trường hợp phát hiện nguy cơ, dấu hiệu lộ, lọt thông tin cá nhân của người sử dụng, cần nhanh chóng khắc phục và kịp thời thông báo cho Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT và các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Phương Linh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu