05:18 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Sốc nhiệt do nắng nóng: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Ngọc Long | 17:54 30/04/2024

(THPL)- Sốc nhiệt hay say nắng có thể xảy ra trong vòng vài phút và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu không xử trí kịp thời người bệnh có thể bị di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.

Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt (heat troke) là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (>40 độ C) kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp. Say nắng là những hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột.

Bị say nắng, sốc nhiệt không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu… mà say nắng say nóng còn có khả năng dẫn đến đột quỵ. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Say nắng có thể xảy ra trong vòng vài phút và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Trước khi bị sốc nhiệt, người bệnh thường có dấu hiệu kiệt sức. Kiệt sức do nắng nóng ít nguy hiểm hơn và sẽ giảm nếu người bệnh được điều trị kịp thời. Nhưng nếu tình trạng kiệt sức do nhiệt diễn tiến thành say nóng, đó là trường hợp khẩn cấp và cần điều trị ngay.

Các dấu hiệu của sự kiệt sức vì nhiệt gồm:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Chán ăn và buồn nôn
  • Đổ mồ hôi nhiều, da nhợt nhạt, sần sùi
  • Chuột rút ở tay, chân và bụng
  • Thở gấp
  • Nhiệt độ từ 38°C trở lên
  • Khát nước

Dấu hiệu của người bị sốc nhiệt

  • Các triệu chứng của kiệt sức vẫn còn sau 30 phút
  • Nhiệt độ tăng lên 40 độ C hoặc cao hơn
  • Cảm thấy rất nóng và khô
  • Không đổ mồ hôi mặc dù cơ thể rất nóng
  • Thở nhanh hoặc hụt hơi
  • Dần mất tỉnh táo
  • Lên cơn co giật
  • Không phản ứng

Phải làm gì nếu thấy có người bị đó bị say nắng

Đưa ngay người bệnh vào nơi mát mẻ. Ở trong nhà là tốt nhất, nhưng nếu chưa có điều kiện hãy đưa họ vào nơi có bóng râm. Cởi càng nhiều quần áo bên ngoài càng tốt.Gọi điện thoại cho xe cấp cứu. Sử dụng quạt làm mát trong khi chờ đợi.

Làm giảm thân nhiệt người bệnh bằng một khăn ướt (vắt ráo nước) chườm mát. Thường xuyên đo nhiệt độ và tiếp tục làm chườm mát cho đến khi thân nhiệt giảm xuống 38C (100,4F). Khi nhiệt độ đã giảm, hãy bỏ tấm khăn ướt và thay bằng tấm khô. Trấn an người bệnh cho đến khi có sự trợ giúp của nhân viên y tế.

Một số cách chống say nắng

Uống nhiều nước, đặc biệt nếu bạn đang tập thể dục.

  • Uống nhiều nước, đặc biệt nếu khi tập thể dục
  • Mặc quần áo rộng,thoáng mát
  • Tránh ra ngoài trời vào thời điểm nóng nhất trong ngày (11 giờ sáng đến 3 giờ chiều)
  • Tắm mát
  • Tránh uống nhiều rượu
  • Tránh tập thể dục quá sức.

Ngọc Long

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu